VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
<mailto:vnn@vnn-news.com>
Website: www.vnn-news.com
<http://www.vnn-news.com/>
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 12 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Ðổi mới
từ ăn bám đến ăn cướp
Trần Ðức Tường
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Vòng quanh nghị quyết 36 của
Việt Nam và những khúc mắc về giấy miễn
visa cho người Việt
Nhóm du sinh viện tại ÐH Oslo - Nauy (THTNDC)
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Góp ý việc
phê bình chỉ trích đấu
tranh
Nguyễn Chính Kết
4- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Ý kiến
của một độc giả từ lâu đã
trót lỡ trung thành với báo "Công an thành phố Hồ Chí Minh"
Quốc Bảo
5- Tin Tức Quốc Nội
- Chân Dung Lãnh Ðạo: Thư Của
Phạm Xuân Gửi
Lãnh Ðạo CSVN
Phạm Xuân
6- Câu Chuyện Ðiện Ảnh
- Hollywood 7 Ngày Qua
Natalie Nguyen
7- Tạp Ghi Văn Nghệ
- Những hồi ức mẹ
Nguyễn Mạnh Trinh
8- Truyện Ngắn Trong Nước
- 23-26
Ðỗ Hải Yến
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Ðổi mới từ ăn bám đến ăn cướp
Trần Ðức Tường
(VNN)
Từ nhiều năm nay, và nhất là trước những tố cáo của người dân và của quốc tế liên quan đến vấn đề vi phạm Nhân Quyền và tình trạng không có dân chủ tại Việt Nam, CSVN luôn dở giọng điệu khoe khoang sự thành công của chính sách "đổi mới" của họ. Cao điểm của những khoe khoang này là trong dịp CSVN tổ chức Hội Nghị APEC hồi cuối năm 2006. Chẳng là thời điểm đó đánh dấu 20 năm đảng CSVN đưa ra đường lối "đổi mới".
21 năm trôi qua.
Ðã có một thế hệ Việt Nam trưởng thành với hàng chục triệu người không hề biết đến cái thời kỳ trước "đổi mới". Và không biết tại sao CSVN lại phải "đổi mới". Dĩ nhiên là bộ máy tuyên truyền cộng sản chỉ nói đến "thành quả" của "đổi mới" mà không nói đến tình trạng cơ cực của dân chúng cả nước trong bốn chục năm trước đó. Năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa, bị thực dân đô hộ gần một thế kỷ. Do cục diện thế giới, dân ta đã dành được độc lập. Thay vì nghiên cứu để đưa
ra một đường hướng với những giải pháp phù hợp với xã hội và dân tộc Việt Nam vừa thoát khỏi xiềng xích nô lệ, Hồ Chí Minh theo lệnh của quốc tế cộng sản đã ôm mớ chủ thuyết si cuồng từ Châu Âu về áp đặt trên đất nước ta. Trong nhiều tài liệu, CSVN khen ngợi Hồ Chí Minh đã "vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình thực tế Việt Nam". Thực chất CSVN đã chẳng vận dụng sáng tạo gì. Họ bị Staline và Mao Trạch Ðông đè đầu, cưỡi cổ, không cho phép CSVN làm điều gì khác với giáo điều và mệnh lệnh của Bắc Kinh và
Ðiện Cẩm Linh.
Cán bộ Tầu cộng đã chỉ đạo trực tiếp cuộc "cải cách ruộng đất" đẫm máu tại miền Bắc trong 2 thập niên 50 và 60. Tập đoàn lãnh đạo CSVN từ Hồ Chí Minh đến Trường Trinh, không kẻ nào dám cãi lệnh. Sau cuộc "cải cách ruộng đất", đến thời kỳ triệt phá kinh tế tư sản tư doanh và đưa ra chính sách "làm ăn tập thể".
Tài sản, ruộng đất của nhân dân đã bị CSVN tước đoạt để xung vào các "hợp tác xã" công nghiệp và nông
nghiệp. Người dân từ vị thế chủ nhân của đất đai, ruộng vườn, cơ sở công kỹ nghệ đã trở thành công nhân trong các hợp tác xã này. Trong lúc cộng sản tuyên
truyền "phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân" thì thực chất nhân dân chỉ là đám nô dịch của cán bộ cộng sản mà thôi. Bọn này bản chất ngu tối và lười biếng đã trở thành những người quản lý hợp tác xã, những chủ nhân ông đích thực. Chúng không đụng tay đến công cụ, nông cụ sản xuất; trong lúc người dân đầu tắt mặt tối, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất từ sáng sớm tinh mơ đến lúc trời tối mịt. Làm như trâu bò mà không đủ ăn, đủ mặc. Bọn cán bộ cộng sản thì phè phỡn, chấm công, o ép nhân dân không khác gì cai phu đồn điền dưới thời thực dân đô hộ. Không sản xuất mà vẫn được hưởng tiêu chuẩn hơn hẳn những người lao động. Bọn chúng quả là bọn ăn bám.
Ðến năm 1989, không thể chấp nhận kiếp sống khốn nạn do chủ nghĩa
Mác-Lênin mang lại, nhân dân các nước XHCN Ðông Âu đã nhất loạt đứng lên giật sập các chế độ cộng sản. Hang ổ của chủ nghĩa này là Liên Xô cũng bị sụp đổ vào năm 1991. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị nhân loại quẳng vào xọt rác. Trước nguy cơ sụp đổ, CSVN cũng đã từ bỏ con đường XHCN bằng cách chuyển nền kinh tế XHCN sang hướng kinh tế thị trường, xóa bỏ cung cách làm ăn tập thể, giải tán các hợp tác xã, nhất là trên lãnh vực nông nghiệp. CSVN đã gọi sự chuyển hướng này là "đổi mới". Họ sợ không dám nói đến "thay đổi" nên đã dùng từ ngữ "đổi mới". Nhưng họ không nói tại sao phải "đổi mới". Vì nêu ra lý do "đổi mới" tức là thú
nhận chủ nghĩa Mác-Lênin là vô giá trị nếu không muốn nói là
tai họa cho đất nước. Bao nhiêu năm họ dẫn dắt cả nước đi con đường này là một sự sai lầm vĩ đại không thể tha thứ được.
Sau khi chuyển sang kinh tế thị trường, với bản chất ăn bám, CSVN vẫn không hề làm ra được bất cứ một thứ sản phẩm nào, họ đã đào bới đất đai để chiêu dụ đầu tư nước ngoài. Hơn thế nữa, họ còn cướp đoạt đất đai, ruộng vườn của nhân dân để bán cho doanh nhân nước ngoài. Hành động ăn cướp của cường quyền CSVN được luật pháp bất công do chúng đặt ra, đã khiến cho hàng triệu người dân bị thiệt thòi, oan ức. Tiếng kêu của dân oan đã vượt biên giới Việt Nam ra đến toàn thế giới, đã vang động lên đến tận trời xanh. Tội nghiệp cho nhân dân ta, vẫn tưởng dưới chế độ XHCN ở Việt Nam còn có công lý, đã ngày đêm lặn lội, suốt năm này qua
tháng khác đội đơn đi khiếu kiện.
Biết được rằng, đi kiện kẻ cướp với tướng cướp sẽ không có hiệu quả, người dân đã xuống đường biểu tình, đấu tranh. Bạo quyền vẫn không có tỏ thiện chí giải quyết thỏa đáng cho nhân dân. Tệ hơn thế nữa, CSVN đã cô lập đám dân
oan khiến họ đói khát, màn trời chiếu đất rất là thê thảm. Trước cảnh thương tâm đó, nhiều nhà hảo tâm đã giúp đỡ lương thực, quần áo cho những người khiếu kiện. Trong những nhà hảo tâm, có Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ và chư tôn đức thuộc GHPGVNTN. Lập tức bạo quyền cộng sản huy động báo đài trong nước vu cáo, bôi nhọ.
Càng ngày CSVN càng lộ rõ bộ mặt bỉ ổi của họ. Họ đã "đổi mới" từ ăn bám sang ăn cướp. Vì ăn cướp thời nay làm giầu mau hơn ăn bám thời bao cấp.
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Vòng quanh nghị quyết 36 của Việt Nam và những khúc mắc về giấy miễn visa cho người Việt
Nhóm du sinh viện tại ÐH Oslo
- Nauy (THTNDC)
Tính cho đến nay con
số người Việt sống bên ngoài lãnh thổ VN khoảng 4,2
triệu người, 3,2 triệu người đang sống tại Mỹ và Châu Âu và Úc châu, con số còn lại gần 1 triệu bao gồm những người đã và đang sống theo nhiều dạng khác nhau tại các quốc gia vùng châu Á và tại các nước Ðông âu cũ và cựu liên xô, với con số này thì hơn một nửa là những người đã có quốc tịch khác VN, tức khoảng 3 triệu người phải chứng minh mình là người gốc việt. Với con số khổng lồ như thế thì nhà nước VN sẽ thu vào ngân sách cho năm 2008 một số tiền là 60
triệu USD từ ngân sách "Miễn thị thực
Visa" khi giá phí xin giấy miễn visa là 20USD/ đầu người.
Ðây chưa kể đến các phụ phí khác mà những người Việt phải trả cho chính thủ tục "đầu tiên" khi họ xin xác nhận là người VN hoặc giấy khai sinh tại các cơ quan phường xã trong nước.
Ðối với những người Việt đã và đang sống tại Tháiland và Campuchia và Lào v.v... những người này đã đến các quốc gia này nhiều thế hệ nhưng tới nay họ vẫn chưa có quốc tịch của quốc gia đó mặc dù họ có những tên không phải là Việt Nam. Số người này rất khó để mà chứng minh rằng mình là người gốc Việt Nam vì đời cha mẹ của họ đã không có giấy tờ khi sang lập nghiệp tại các quốc gia lân bang Việt Nam.
Ðối với người Việt bỏ nước ra đi vào những thập niên 70, 80, 90 thì hầu hết đã không
mang theo các giấy tờ chứng minh của Việt Nam, nhiều người đã thay tên đổi họ để tránh phiền phức từ phía chính quyền Việt Nam hoặc khi họ vào quốc tịch Mỹ v.v.. với những cái tên như Jennifer Petterson ngày nay dù cho có giấy khai
sinh thì cũng không thể nào chứng minh được Jennifer Petteson ngày xưa là Võ thị Bích. Lý
do là khi chị Bích vào quốc tịch Mỹ, chị xin đổi tên thành Jennifer Vo, nhưng khi lập gia đình với người bản xứ chỉ đổi luôn tên họ của chị sang thành Petterson theo họ của chồng.
Chính quyền sở tại sẽ không
cung cấp thông tin về quê qúan của người dân của họ để tránh sự việc phiền toái mà công dân của họ gặp phải với các
chính quyền thích quấy nhiễu người dân. Một vài trường hợp cụ thể là gần đây một số người mang gốc Albania bị cảnh sát Yugoslavia làm khó dễ hoặc bắt bớ khi họ thấy người mang quốc tịch Albania, vì thế Nauy đã bỏ tên quốc gia của những người mà không muốn nêu quê qúan của mình trên các passport mà thay vào đó bằng các ký
hiệu đơn giản như Việt Nam bằng VNM v.v.. Chính vì chính quyền Mỹ và Châu âu không thể xác nhận được người Việt Nam là gốc Việt nên cơ hội của việc xin giấy này bằng zero.
Người ngoại quốc gốc việt bắt buộc phải chứng minh bằng những bản sao
khai sinh từ phường xã, điều này khiến cho giá chi phí một tờ giấy miễn visa không còn là 20 USD nữa mà nhiều gấp bội... khiến cho số tiền mà nhà
nước VN thu được sẽ cao hơn 60 triệu USD dự kiến.
Cho đến nay nhà nước VN vẫn chưa phổ biến mẫu kê khai cho giấy miễn Visa này. Ðây là một điều rất đáng hồ nghi vì với tư cách một quốc gia được nhiều sự tín nhiệm và hy vọng của thế giới thì chính phủ Việt Nam vô tình làm mất đi nhiều sự tín cẩn từ người dân hải ngoại. Vì chưa thấy các tình tiết trong mẫu đơn đó nên chúng ta khó dự đoán là chúng ta phải kê khai
những gì với chính
quyền VN. Tưởng cũng nên nhắc lại là sau 1975 chính quyền CS lúc đó không
có một thông tin chính sách về tất cả người miền Nam, nhưng chính do "tờ khai lí lịch"
mà chính quyền CS lúc đó nắm chắc trong tay ai là thành phần nào và hoạt động ra sao trước và sau "ngày giải phóng" khi họ ban bố chế độ Hộ khẩu để kiểm soát người dân.
Ngày nay, chiến dịch miễn visa là
một con bài trong chiến lược nghị quyết 36, đây là một cuộc tổng kiểm tra dân
số người Việt trên toàn thế giới nhằm lưu trữ trong một kho lưu trữ khổng lồ (database) trong nước.
Ðể tránh việc này qúa
lộ liễu hoặc vụng về và gây khó khăn cho du khách thăm quan Việt Nam ngay tại cửa khẩu nên công việc thâu thập dữ kiện về người ngoại quốc gốc việt sẽ được thực hiện riêng biệt qua các đại diện ngoại giao của Việt Nam tại hải ngoại, hoặc các văn phòng lo việc xuất nhập cảnh trong nước.
Ðang có những bàn tán xôn xao về việc Việt Nam sẽ theo
chân Trung quốc bãi bỏ chế độ hộ khẩu, nên để có thể kiểm soát được người dân giống như chế độ hộ khẩu thì Việt Nam phải du nhập một phương pháp kiểm soát người dân giống như Mỹ và Tây Phương, nghĩa là sẽ gắn liền một số, bên nauy gọi số này là personnummer, một dãy số khác
theo sau ngày sinh của mỗi công dân. Việc này rất khó thực hiện với 86 triệu dân trong nước và càng rối loạn hơn khi hộ khẩu bị bãi bỏ mà không có cách kiểm soát. Vì thế 5 triệu người Việt Hải ngoại sẽ là một đối tượng thử nghiệm rất tuyệt vời cho chính phủ Việt Nam.
Rồi đây mỗi người ngoại quốc gốc Việt sẽ có một securitynumber (mã số cố định), và các nhân viên hải quan và cơ quan đặc trách người Việt hải ngoại sẽ nắm vững thông tin về họ qua các mã số cố định này, vì tên tuổi và số passport của người ngoại quốc gốc Việt có thể thay đổi, nhưng những mã số cố định này do chính phủ VN thiết lập cho mỗi người Việt ở hải ngoại được duy trì tại các database ở VN sẽ không bao giờ thay đổi.
Gần đây dư luận cũng xôn
xao về việc cho phép việt kiều mua nhà tại Việt Nam, thoạt đầu nghe có vẻ rất thân thiện và dễ dàng nhưng trên thực tế thì bị nhiều cản trở của pháp luật. Ðây là
tiến trình phức tạp của pháp luật:
Ðể có thể mua được nhà tại một quốc gia thì bạn phải có giấy phép định cư vĩnh viễn, nôm na tiếng Mỹ gọi là "thẻ xanh", tiếng Nauy gọi là "bosettingstillatelse", và trong nước hiện nay rất phổ biến với cái tên gọi là KT3, mà để có thể xin được giấy phép định cư vĩnh viễn thì bạn phải chứng minh rằng mình có nhà cửa và công ăn việc làm cố định (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt). Qua hai điều trên ta thấy có sự mâu thuẫn và đòi hỏi trồng chéo lên nhau. Chính phủ Việt Nam cũng đã nghiên
cứu những bộ luật này nên trước khi ban hành luật sở hữu nhà đất cho người ngoại quốc (tức người Việt kiều) thì phải hợp thức hoá giấy phép "định cư vĩnh viễn" này qua giấy miễn visa với hạn định là 5 năm. Ðây là thời gian đủ tiêu chuẩn theo luật quốc tế về "greencard" tại nhiều quốc gia hiện hành
trên thế giới. Chính phủ Việt Nam cũng có một đạo luật về cấp giấy định cư vĩnh viễn cho người Việt kiều sống lâu dài trên đất nước Việt Nam từ 5 năm trở lên. Xét theo sự hợp lý của luật pháp thì đây không có gì trở ngại đối với việc xin diện KT3 cho việt kiều ở lại và mua nhà tại Việt Nam. Ðây cũng là một bước đầu rất dài của việc cho phép việt kiều có song tịch sau này của chính phủ Việt Nam. (...trích lời Nguyễn Phú Trọng: Việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng với các chính sách đã và đang tiến hành như chính sách một giá đối với người Việt Nam ở nước ngoài và trong nước, áp dụng thống nhất Luật Ðầu tư, cho phép người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà... là nằm trong tổng thể chủ trương). Tưởng cũng nên nhắc lại là đối tượng Việt Kiều khi mua nhà ở Việt Nam thì phải có hộ khẩu thường trú như mọi công dân khác.
Việc miễn Visa
vào Việt Nam sẽ làm tăng thêm lượng người về Việt Nam (từ 500 ngàn lên đến 1 triệu hoặc hơn) là điều không thể phủ nhận được, đồng thời cũng làm cho túi chứa Dollar của Việt Nam căng phồng thêm ra từ con số 5tỷ USD nay đã thành 10 tỷ và không biết sẽ tăng lên nhiều đến đâu.
Việt Nam cũng đang muốn chính chứng minh uy thế của đảng công sản của họ cho các quốc gia trong khu vực thấy qua sự thành công về kinh tế và đạt tiêu chuẩn nhiều mục đích đã và đang đề ra. VN đã chiếm được lòng tin của Singapore và sự kính nể của Tháiland và Phi luật tân khi nền kinh tế VN tăng trưởng 7,8% và sự tôn sùng của các quốc gia nghèo như Campuchia, Lào và Miến Ðiện nên mục đích
"the next destination is Vietnam" là tăng thêm lượng người du lịch vào Việt Nam bắt đầu bằng những người du khách gốc việt và có thân nhân người Việt, sau đó sẽ kéo theo
sự nhòm ngó của các hãng du lịch khác khi con số này là một chứng minh hùng hồn. Thái Lan và Phi Luật Tân sẽ càng
thêm khâm phục Việt Nam hơn nếu mục đích đạt chỉ tiêu.
Khi số người đi vào Việt Nam du
lịch tăng khiến cho tỷ lệ nghịch với số người muốn du lịch ở lại Mỹ hoặc Châu Âu, và khi người Việt về nước thường mang tâm trạng sợ hãi bị trục xuất hoặc bị gây phiền toái trong nước nếu họ có hành vi cổ súy dân chủ tại Việt Nam, nên phong trào dân chủ cho Việt Nam tại hải ngoại sẽ không
còn thành cao trào nữa và tự nó có thể sẽ yếu dần khi thiếu người tham gia. Ðây cũng là một cách phân tán và chia rẽ cộng đồng của người Việt hải ngoại trong tinh thần "đấu tranh cho một nền dân chủ tại VN".
Miễn Visa tạo điều kiện thuận lợi vào Việt Nam là
một hình thức gián tiếp thú nhận cái sai của chính phủ Việt Nam ngày xưa đã xem thuyền nhân là những người phản quốc. Ðây cũng là "củ càrốt" cho những Việt kiều ngoan ngoãn quên đi qúa khứ để hoà hợp trước rồi hoà giải sau (người khôn thì đặt điều kiện phải hoà giải trước rồi xem có thuận lợi rồi mới tiến đến Hoà hợp).
Những khúc mắc chưa giải quyết xong:
1- Chính phủ Việt Nam
tuyên bố rằng, nếu việt kiều có giấy chứng minh sinh tại Việt Nam thì người đó có gốc Việt Nam, đây là một trở ngại lớn đối với những người Mỹ (hay ngoại quốc) làm việc lâu năm tại Việt Nam và sinh con tại Việt Nam, những người này theo lý thuyết họ phải là người Việt Nam, nhưng vì cha mẹ họ không là gốc Việt Nam nên chưa biết họ thuộc diện nào.
2- Một Việt kiều khi lập gia đình với người ngoại quốc họ có thể lấy tên họ của chồng hoặc họ chọn thay cả tên họ lẫn tên gọi, nếu như họ muốn (theo luật quốc tịch Nauy) thì trên passport của họ sẽ không có
chú thích gốc gác quê qúan của họ. Thành phần này rất khó chứng minh được họ là người gốc việt, dù cho họ có giấy khai sinh chứng minh tên cũ; hiện nay chính phủ Việt Nam chưa có các cơ quan kiểm tra giấy tờ với các quốc gia bên ngoài, một phần vì gần đây Việt Nam đã có những hành vi lưu trữ một số thông tin của người Việt tại hải ngoại để kiểm soát và chính phủ Na Uy đã mạnh mẽ phản đối việc làm này của Hà Nội, khiến cho việc cung cấp thông tin cá nhân của người Na Uy gốc Việt do cơ quan kiểm tra dân số "folkeregister" càng khó khăn hơn đối với Việt Nam.
3- Người Việt đã có mặt trên đất nước ngoại quốc nhiều năm rồi, nếu tính từ 1975 thì đã hơn 32 năm, điều này có nghĩa là một em bé sinh ra tại trại tỵ nạn hoặc tại quốc gia không phải là Việt Nam thì sẽ không thể chứng minh được họ là người gốc Việt khi cha
mẹ của những em này là thuyền nhân không một mảnh giấy tờ. Con cái của các em này được sinh ra tại Hoa kỳ hay một quốc gia Châu Âu vì thế theo luật miễn visa
thì người làm đơn chỉ có thể "chứng minh cha mẹ mình là người gốc Việt", nhưng không nói đến việc các em có thể chứng minh Ông bà Nội Ngoại là người gốc Việt. Khi văn bản không chính xác thì việc thực thi luật pháp cũng không
phải là dễ dàng.
4- Tham vọng của chính
phủ Việt Nam qúa lớn khi hứa sẽ giải quyết cấp giấy miễn visa trong vòng 7 ngày. Ðiều này sẽ làm cho
chính phủ mất đi nhiều tín nhiệm ở người Việt hải ngoại khi lời hứa không thực hiện đúng.
5- Hiện nay phiá nhà nước VN đưa ra những câu trả lời đại khái là "theo chúng tôi thì đối với bà con
người Việt thì không có gì khó khăn khi chứng minh mình là gốc Việt"
hoặc "họ có thể dùng tất cả các loại giấy mà có thể chứng minh họ là người Việt Nam", trong khi đó không thể cụ thể hoá một loại giấy tờ nào hợp lệ và không
hợp lệ, thí dụ bản sao không có công chứng có hợp lệ hay
không? Ngoài ra họ còn cho rằng "nếu giả sử trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra là bà con không thể chứng minh được giấy tờ thì có thể nhờ đến hội đoàn tại hải ngoại mà Ðại sứ qúan của họ công nhận hoặc một đoàn thể trong nước", điều này khiến cho ta đặt ra tính cách pháp nhân của đoàn thể ở trong và ngoài nước? Thí dụ nếu bà con được một đảng hoạt động chính trị và nhân quyền bảo trợ thì liệu Ðại sứ qúan VN có chấp nhận không? Giả như một hội đoàn trong nước đứng ra bảo trợ chứng nhận bà con là người Việt Nam thì sau này các hội đoàn này có phải chịu các phản ứng pháp luật khi người được bảo trợ bị cáo buộc là "khủng bố" hay là "phản động"
không? Một đoàn thể ở hải ngoại mà Ðại sứ quán biết đến và công nhận là một cách vẽ đường cho nai chạy vào một hội đoàn thân chính quyền hoặc được đặt ra bởi chính quyền qua giám sát của các Ðại sứ quán VN. Thí dụ "hội Việt kiều yêu nước" v.v... đây là một hội đoàn có tên nhưng không có thực, vì chưa bao giờ họ có một hoạt động gì công khai như một hội đoàn chính thức nên bà con không thể trao thân cho hội đoàn này bảo lãnh, hoặc chấp nhận bất cứ điều kiện gì chỉ để được cái giấy chứng nhận "gốc Việt Nam".
6- Giấy miễn thị thực chỉ có giá
trị 5 năm nhưng không có thông tin nào khác sau 5 năm sẽ có những chuyển biến gì? Vậy bộ luật này nằm trong
phạm vi thử nghiệm trước khi có một bộ luật khác liên quan được đề xuất và thông qua? Lý do gì mà giấy miễn thị thực chỉ có hạn trong 5
năm thôi? Hay là sau 5 năm thì bà con phải trở lại xin
Visa như trước, hoặc nếu bộ luật còn hiệu lực thì bà con phải tiếp tục chứng minh mình có gốc Việt Nam một lần nữa sau khi giấy miễn Visa hết hạn, hay là xin gia hạn hoặc đổi giấy miễn thị khác? Khi mà mục đích và phương pháp hành động của một bộ luật mới chưa được sáng tỏ thì người thi hành luật lẫn người sử dụng luật sẽ gặp nhiều khó khăn về luật pháp trong tương lai.
7- Phía VN cũng không đề cập đến việc khi giấy miễn thị thực mất thì bà con phải làm gì, và nếu trong thời gian 5 năm này phụ nữ lập gia đình và đổi tên họ theo tên chồng thì giấy này sẽ được xử lý ra sao, khi không có văn bản rõ ràng như thế thì các
cơ quan đại diện của VN trong và ngoài nước chỉ biết chờ chỉ thị, mà chỉ thị thì
chúng ta cũng biết lâu lắm mới đến nơi!!
8- Bản văn cũng cho rằng
"người VN định cư ở nước ngoài không thuộc diện cấm nhập cảnh", đây là một sự lo lắng rất lớn với những nhà dân chủ tại hải ngoại, dù cho bạn là người làm chính trị công khai hay chỉ phát biểu tư tưởng không hợp thời với nhà nước CS thì bạn cũng sẽ được liệt kê vào danh sách "thuộc diện cấm nhập cảnh",
nhưng nhà nước CS Việt Nam không có văn thư hay văn bản xác nhận và trao cho bạn để biết rằng bạn "thuộc diện cấm nhập cảnh", để bạn khỏi phải làm đơn, vì thế chỉ gây hoang mang xáo trộn cho người dân khi có tư tưởng dân chủ.
9- Có lẽ chính phủ VN luôn
"thử điểm"
những thay đổi của họ trước khi họ mạnh mẽ thay đổi chính sách, nhưng sự "thay đổi này luôn nửa vời" chứ không dứt khoát, thí dụ việc miễn Visa cho Việt kiều quốc tịch ngoại quốc, nhưng lại không miễn visa cho các công dân đồng quốc tịch với ngoại kiều. Thí dụ công dân
khối Bắc Âu được miễn thị thực khi đến VN trong vòng 14 ngày, nhưng khi luật miễn thị thực cho người "gốc Việt" trên toàn thế giới thì lại không
nói gì đến việc "miễn thị thực 14 ngày" còn hữu hiệu hay
không?
10- Theo lời Ông Nguyễn phú Bình thì thị thực visa sẽ cho phép
ra vào Việt Nam nhiều lần và mỗi lần không quá 90 ngày, một sơ hở của luật này là ở chỗ, nếu bạn đã có mặt ở Việt Nam 90
ngày rồi và bạn không được ở thêm nữa, nhưng nếu muốn ở thêm 90 ngày nữa thì bạn chỉ cần ra khỏi biên giới Việt Nam và quay lại ngay trong ngày rồi ở thêm 90 ngày nữa. Thắc mắc ở đây là liệu bạn làm đúng quy định như thế thì nhân viên hải quan có điên đầu vì cái lý "logic" của bạn không, hay là bạn bị làm việc riêng với cấp trên vì
cấp dưới không thông hiểu luật lệ.
Sự thay đổi lớn trong việc miễn visa:
- Thông thường khi cấp Visa
thì các cơ quan đại diện chính phủ VN tại hải ngoại cấp một visa có hiệu lực trong vòng 6 tháng, nay giấy miễn visa chỉ có thể lưu lại VN tối đa 90 ngày
và phải gia hạn thêm nếu có nhu cầu ở thêm. Nói cách khác là giảm thời gian
visa từ 6 tháng xuống 3 tháng.
- Việc miễn Visa 90
ngày với chi phí 20 USD, và chi phí gia hạn thêm 3 tháng nữa tại cục xuất nhập cảnh với chi phí
20 USD, tổng phí chung là 40USD, cũng tương đương với một lần xin visa có giá trị 6 tháng như hiện nay.
- Các đối tượng mà trước đây vì lý do chính trị đã thay tên, hoặc các đối tượng bị trục xuất tại sân cảng, nay tự khai tên tuổi thật của mình để cho nhà nước quản lý sát hơn và đề phòng cao hơn với những phần tử mà họ gọi là "phản động" trước khi xâm nhập lãnh thổ.
- Giấy miễn thị thực chỉ có hạn 5 năm, vì đương sự "có gốc gác Việt Nam" thì tạm ổn, nhưng nếu đây là một mỹ từ để hoá tịch một người đã từ bỏ quốc tịch VN sang thành một "công dân VN" thì nếu đương sự chấp thuận thì sẽ có nhiều trở ngại pháp lý
với quốc gia sở tại mà họ đang sống.
- Theo tinh thần của bộ luật này thì
người ngoại quốc gốc Việt sẽ không phải xin Visa vào Viet Nam với điều kiện họ phải có
passport ngoại quốc đi kèm, đều này sẽ không làm thay đổi các quy luật "bảo vệ công dân của một quốc gia khi công dân gặp hoạn nạn bên
ngoài lãnh thổ". Vì passport là một xác nhận chính
thức và duy nhất là người đó thuộc quốc tịch và công dân nước nào.
Hiện nay vẫn còn qúa
sớm để bàn về việc miễn visa có liên quan đến việc gián tiếp "cấp cho" Việt kiều thêm một quốc tịch Việt Nam nữa không. Vì nếu quả thực đây là một ý đồ cho việc đó thì người ngoại quốc gốc Việt sẽ phải gặp khó khăn trong việc chọn lưạ, nếu họ chấp nhận quốc tịch Việt Nam "miễn phí" này thì họ phải từ tịch mà họ đang có. Nếu họ không chấp nhận "quốc tịch miễn phí" này xem như họ bỏ qua một cơ hội và quyền lợi của họ tại Việt Nam, một trong
những cơ hội và quyền lợi đó là quyền thừa kế tài sản cho người có quốc tịch Việt Nam.
Chấp nhận một quốc tịch mới luôn đi đôi với bổn phận và
trách nhiệm công dân là trả thuế và thi hành quân sự, đồng thời quyền bỏ phiếu và tự ứng cử trong
các cuộc bầu cử.
"Tất cả người VN định cư ở nước ngoài, có đủ giấy tờ cần thiết và không thuộc diện cấm nhập cảnh VN đều được miễn thị thực". Kể từ ngày 30/4/75 đến nay chính phủ VN chưa hề có văn bản hoặc pháp luật chấp nhận người vượt biển là người đã được hợp pháp hoá và được trở về VN, cho đến hôm nay những người vượt biên sang biên giới Campuchia vẫn bị con là phản quốc và phản động. Tưởng nên nhớ rằng sau 1975 làn sóng người tỵ nạn dâng
cao và những người vượt biển bị bắt sẽ bị nhốt tù hoặc những người thoát được sang một quốc gia tự do vẫn còn bị coi là đối tượng chống phá nhà nước khi họ không ủng hộ nghị quyết 36. Thuyền nhân VN được coi là tỵ nạn chính trị (cho đến khi họ có quốc tịch mới) vì hội đủ tiêu chuẩn công ước tỵ nạn quốc tế ký kết năm 1951, và điều này khiến cho Các quốc gia Tây Phương và Úc, Mỹ đã phải bắt buộc nhận thuyền nhân VN theo hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết. Vì thế khi chính phủ VN đã từng lên tiếng và bắt bớ thuyền nhân khi bỏ nước ra đi bằng luật pháp thì họ cũng phải hợp pháp hoá thuyền nhân thành những người không còn là "phản động"
hoặc "phản quốc" nếu không thì tập thể gần 3 triệu người Việt đều thuộc diện cấm nhập cảnh cả...
Hiện nay Na Uy theo nguyên tắc chung
thì không chấp nhận song tịch hoặc đa tịch, nhưng rất nhiều người Việt Nam sang đoàn tụ gia đình và họ được mang 2 passport, hay nói cách khác là họ mang
"song tịch bán chính thức"; điều này xảy ra vì Na Uy có một bộ luật quy định như sau: "Ðối với người mang quốc tịch ngoại quốc, khi vào quốc tịch Na Uy phải xin hủy bỏ quốc tịch cũ của mình, nhưng đối với những đối tượng mà không thể cung cấp được giấy từ tịch vì họ là những người tỵ nạn chính trị, họ có thể nhập tịch mà không cần phải từ tịch cũ.... Ðối với một số đối tượng khác khi họ có passport từ quê quán khi họ làm đơn xin thôi quốc tịch qua văn phòng đại diện quốc gia hoặc các cơ quan trong nước thì một trong hai trường hợp/ hoặc cả hai sau đây vẫn được cấp quốc tịch Na Uy:
1- Thời gian trả lời xin giấy chứng nhận từ tịch lâu hơn 8 tháng
2- Giá phí cho đơn
xin tốn kém hơn Nkr.6000 tương đương 1000 USD
Khi các đối tượng trên nhận được giấy phép cho từ tịch từ quê nhà hoặc thông qua các văn phòng đại diện của quốc gia thì họ phải nộp giấy từ tịch để bổ túc hồ sơ.
Chính phủ Na Uy sẽ khó có
thể bảo trợ những công dân Na Uy đi du lịch vào Việt Nam bằng Passport Việt Nam, vì họ không có tính cách pháp nhân Na Uy khi họ không sử dụng
passport do Na Uy cấp.
Tại sao con số 5 rất thường được nhắc đến trong thời gian vừa qua tại Việt Nam? Ta thấy các vụ xử án các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam cũng trên dưới 5 năm, giấy miễn visa cũng có hạn 5 năm, v.v... phải chăng đây là kế hoạch 5 năm của đảng hay là thời gian chuyển hoán sang thời kỳ hội nhập WTO và sân chơi quốc tế là 5 năm đã được WTO ấn định cho VN phải thay đổi trong 5 năm trước khi bước vào sân chơi?
Nhóm du sinh viện tại ÐH Oslo
- Nauy (THTNDC)
=END=
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Góp ý việc phê bình chỉ trích đấu tranh
Nguyễn Chính Kết
Từ đầu năm 2006 đến nay, bất chấp sự ngăn chặn, đánh phá tàn bạo do CSVN gây ra, cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ trong nước đã đạt được một số thành quả đáng vui mừng và khích lệ. Biến cố quan trọng nhất là Khối 8406 đã được thành lập ngày 8/4/2006, liên kết các cá nhân tranh đấu riêng lẻ thành một lực lượng đông đảo đầy khí thế. Sau đó, theo chủ trương và đường lối của Khối, một số đảng phái, tổ chức khác được thành hình, trong đó có Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam. Hiện nay dù
bị CSVN quyết tâm
tiêu diệt, Khối 8406 cùng các đảng phái, tổ chức nói trên vẫn tồn tại, ngang nhiên hoạt động, và đang là một đe dọa lớn cho chế độ độc tài.
Sau đợt tổng đàn áp của CSVN kể từ tết Ðinh Hợi (cuối tháng
2-2007) nhằm tiêu diệt các mầm mống dân chủ, cuộc tranh đấu trong nước bắt buộc phải co cụm để củng cố, phối trí lại. Việc lùi một bước khi gặp ngăn trở và tạm thời im lặng chờ thời cơ thuận lợi để phát triển là chuyện tất yếu và khôn ngoan. Nhưng điều này đã bị một số người bi quan chỉ trích, ảnh hưởng đến khí thế trong ngoài. Vô tình họ tiếp tay cho chế độ độc tài hạ uy tín phong trào.
Họ cho rằng những người phản kháng trong nước thiếu khôn ngoan, thiếu nền tảng, quá vội vàng, cần thận trọng, khéo léo, bí mật hơn. Ðiều đó rất đúng. Nhưng họ cần thấy rằng trong
hoàn cảnh hiện nay, đâu phải cứ muốn bí mật là bí mật được, muốn chờ đợi là chờ đợi được. Họ nên biết rằng trong nỗ lực kiểm soát gắt gao của cộng sản, nếu quá sợ lộ bí mật thì các nhà tranh đấu sẽ chẳng dám
bàn nhau chuyện gì và chẳng làm được việc gì. Họ khó có thể gặp mặt nhau để bàn chuyện vì ở quá xa nhau hay vì bị công an theo dõi ngày đêm. Họ có thể hẹn nhau ở quán cà
phê, nhưng đôi khi vừa ngồi vào bàn thì họ đã bị công an mời về trụ sở "làm việc" với mục đích duy nhất là để họ không gặp được nhau bàn chuyện "đất nước". Bàn nhau trên Internet cũng không được vì đường ADSL của họ thường bị cúp. Chỉ có cách dễ nhất và đôi khi duy nhất là bàn nhau trên điện thoại di động, bất chấp công an nghe lén.
Trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, muốn thành lập một tổ chức đấu tranh mà cứ chờ đợi cho hoàn chỉnh thì có thể chẳng bao giờ thành lập được... Những người chỉ trích không thấy được các nhà dân chủ đã phải làm việc như thế nào, và phải phản ứng nhanh như thế nào mới có được những thành quả hiện nay. Nếu cứ thận trọng, khôn ngoan và chờ đợi hoàn chỉnh hay
chín mùi theo kiểu những người chỉ trích đòi hỏi, thì rất có thể đến nay vẫn chưa có Khối 8406 hay một tổ chức nào cả. Vì tổ chức nào manh nha cũng đều phải thành hình trong tình thế gấp rút. Vừa cùng quyết định thành lập một tổ chức nào thì công an có thể đã biết. Do đó, nếu không
chớp nhoáng tuyên bố thành lập tổ chức ấy trước khi công an kịp thời ngăn chặn, thì chưa biết đến bao giờ tổ chức ấy mới ra được và cũng có thể sẽ không bao giờ ra được. Sự việc chưa hay vừa tuyên bố thành lập tổ chức đã bị công an tóm cổ là nguy cơ phải chấp nhận nếu muốn thành lập tổ chức. Ðiều đó không nhất thiết là do thiếu suy nghĩ hay kém thận trọng. Ðừng thấy bị đàn áp, bị mất mát hay thiệt hại mà tức khắc đổ lỗi cho người thế này kẻ thế kia, chỉ gây chia rẽ và tạo nên bực bội. Việc khai sinh thành công các tổ chức trong hoàn cảnh nghiệt ngã như thế, và việc họ vẫn tiếp tục hoạt động được sau khi bị CS thẳng tay tiêu diệt cần được xem là những thắng lợi quan trọng, đáng vui mừng và khích lệ. Không nên chỉ trích những sơ xuất hay thiếu sót tất yếu mà các tổ chức tự phát khó hay không thể tránh được.
Việc chỉ trích vô
tội vạ đương nhiên cũng có chút hiệu quả tích cực là giúp các nhà đấu tranh trong nước suy nghĩ và rút kinh nghiệm cho tương lai. Tuy nhiên, trước khi những chỉ trích ấy được công khai phổ biến thì chắc chắn họ đã phần nào rút được bài học khôn ngoan khi hậu quả bất lợi xảy đến cho đại cuộc rồi. Việc phổ biến chỉ trích ấy gây hại nhiều hơn tạo lợi như đã có nhiều bài báo phân tích.
Thiết tưởng trước khi phê bình hoặc chỉ trích, ta nên tỏ thái độ cảm thông và khích lệ các nhà đấu tranh. Họ hầu hết là những người "tay ngang", chưa hề được đào tạo để tranh đấu. Do lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm trước tình trạng đau thương của đất nước, họ đã tự nguyện và tự phát dấn thân bất chấp nguy hiểm cho bản thân và gia đình họ. Ðó là điều quý hiếm chưa mấy ai làm. Họ chỉ học được cách tranh đấu khi thật sự tranh đấu, học cách đối phó với bạo lực khi phải "làm việc" với công an theo kiểu "cứ rèn đi đã, rồi anh sẽ thành thợ rèn"... Những vấp ngã, mất mát, thiệt hại bước đầu vì thiếu kinh nghiệm sẽ là bàn đạp cho những bước kế tiếp. Nguyễn Xuân Tân trong "Dậy mà đi" đã viết: "Ai chiến thắng không hề chiến bại? Ai nên khôn không khốn một lần?"
Ðúng ra đối tượng chính cần góp ý hơn cả chính là những người - có khả năng tranh đấu hữu hiệu và khôn ngoan hơn những người đang dấn thân hiện nay - lại không chịu nhập cuộc. Không nhập cuộc đã đành; tệ hơn nữa, họ cứ đứng ngoài để chỉ trích -
thay vì khích lệ và yểm trợ - những người đang gian khổ dấn thân bằng chính mạng sống, sự an nguy của họ. Phê bình chỉ trích như thế chả mất mát hay nguy hiểm gì cho họ, vừa dễ dàng hơn dấn thân vào cuộc rất nhiều, vừa được nổi tiếng và thậm chí được nhiều người hiểu là đã góp phần vào đại cuộc. Cuộc chiến đấu cho tự do dân chủ hiện nay cần có thật nhiều người dấn thân hơn là những người đứng bên ngoài nói xuông (*).
Ðể đối phó với bộ máy kềm kẹp của nhà nước, cuộc tranh đấu trường kỳ, bất bạo động này thường mang tính tự phát và sáng tạo. Hai tính chất này mặc nhiên chứa một số điểm yếu cần được yểm trợ nhiều mặt, kể cả góp ý. Vì vậy phong trào dân chủ trong nước mong mỏi những đóng góp hữu hiệu để kịp thời khống chế các chỗ yếu, phát huy những điểm mạnh, nhất là cần sự dấn thân cụ thể hơn của những anh em trẻ và những người có lòng, nhiều kinh nghiệm và hiểu biết.
Canada, ngày 10/9/2007
Nguyễn Chính Kết
_______________________
(*) Xem thêm bài: "Những dụ ngôn thời cộng sản" của Nguyễn Chính Kết, đăng trong bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, số 12, ngày 01/10/2006.
=END=
4- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Ý kiến của một độc giả từ lâu đã trót lỡ trung thành với báo "Công an thành phố Hồ Chí Minh"
Quốc Bảo
(Dân oan miền Nam Việt Nam)
Tôi là một công dân Việt Nam viết vài dòng phản biện lại nội dung từ bài báo của Tác giả - Gia Phúc trên báo "Công an thành phố Hồ Chí Minh" số 1575, thứ năm 06 - 9 - 2007 với tiêu đề "Thích Quảng Ðộ, một con người...."
Tôi là 1 người rất thích đọc báo, dù vẫn biết rằng: Tất cả những thông tin trên báo Quốc Doanh Việt Nam đều không đáng tin cậy, nếu không muốn nói rằng chỉ là những tờ báo lá cải nhằm tuyên truyền lừa bịp, và nhằm mục đích duy nhất tuyên truyền ngu dân để hết lòng phục vụ cho chính quyền của ÐCSVN. Ða số những nhà báo làm việc cho báo Quốc doanh VN là những cây bút được tuyển lựa theo tiêu chuẩn trung thành với Ðảng CSVN cho
dù trình độ và tư tưởng rất tồi. Hay nói chính xác là họ chỉ là những tên bồi bút vô lương tâm có chút chữ nghĩa, những tên tội phạm cổ cồn trắng, một loại gia nô của đảng và nhà nước mà thôi.
Cái cụm từ "Nhân Dân" chỉ là khẩu hiệu mà họ luôn mồm la lớn và lợi dụng để làm bình phong vững chắc cho cái nghề được họ tự nhận là "cao cả" cho mình một cách trơ tráo.
Sáng nay, cũng như mọi ngày tôi lại có thói quen đọc báo. Tờ báo đầu tiên trong ngày hôm nay đến tay tôi là tờ "Công an thành phố HCM". Lướt qua các đề mục thông thường, tôi tìm bài viết nói về Hòa thượng Thích Quảng Ðộ theo lời hẹn của kỳ số báo trước đã đăng tải liên tục.
Sau khi đọc xong bài báo, khác với phản ứng tự nhiên là sự phẫn uất của những kỳ trước đó. Tôi lại cười thầm, một nụ cười pha trộn giữa sự cay đắng và khinh thường tác giả đã viết bài này.
Tôi cay đắng vì nhận thấy lòng tôn kính và đức tin của một phần tử bị xúc phạm thô bạo bởi một ngòi bút tầm thường bị bẻ cong. Thủ phạm chính là nhà báo mang bút danh
Gia Phúc.
Từ những dòng suy
nghĩ bình thường của một Dân oan đang đi khiếu kiện tại thành phố này. Tôi thấy có trách nhiệm và mạo muội viết đôi dòng xin phản biện từng phần của bài báo nêu trên, mà tác giả Gia Phúc đã nhằm mục đích bêu xấu một nhà sư có tấm lòng cao cả như Hòa thượng Thích Quảng Ðộ. Một nhà sư đang được toàn thể phật tử trong nước và lương tri tiến bộ trên thế giới tôn kính, hết lòng ca ngợi.
Lời nói đầu in dòng chữ đậm nét nói về sự ca ngợi của các nhóm người Việt sống lưu vong ở hải ngoại về HT Thích Quảng Ðộ.
Ông Gia Phúc đã cố tình tách riêng khi sử dụng 2 chữ "Nhóm người", nhưng ông đã cố tình quên rằng, tất cả những người hiện sống lưu vong nơi đất khách quê người đều là những người phải chạy trốn chế độ độc tài CSVN để tìm cuộc sống có Tự do Dân chủ, tôn trọng Nhân quyền nơi đất khách quê người đã mấy chục năm nay. Vậy ông Gia Phúc, tác giả bài báo không thể sử dụng những từ ngữ vụng về để tách riêng cộng đồng người Việt ở hải ngoại được. Về việc này, một đứa trẻ vừa biết đọc, biết viết cũng có thể nhận biết điều đó.
Từ những phân tích bình thường trên, có thể nói với ông Gia Phúc là một chuyên gia yếu kém trong việc cố tình ly gián tình đoàn kết vốn có của dân tộc Việt Nam.
Chắc hẳn là từ nhỏ Ông Gia Phúc đã thuộc lòng câu chuyện một chiếc đũa thì có thể bẻ gãy, nhưng một bó đũa thì không thể bẻ gẫy dễ dàng được. Nên khi lớn lên ông luôn sử dụng bài học đó để ly gián xé lẻ mọi người nhằm mục đích bẻ gãy như chiếc đũa trong bài học của ông.
Ông lại là một người không hề biết kính trọng ai ngoài lãnh đạo của mình. Ðiều đó được thể hiện qua câu nói "1 cao tăng đạo mạo tuổi gần đất xa trời" như HT Thích Quảng Ðộ.
Xin Phật pháp từ bi rộng lượng, tha tội cho kẻ dám ngạo mạn báng bổ cao tăng như "nhà báo Gia Phúc".
Ông Gia Phúc cho rằng HT Thích Quảng Ðộ đã ảo tưởng về vai trò lịch sử của mình ư?
Tôi cho rằng ông đã lầm hay nói đúng hơn là ông cố tình hùa theo đám người ngu dốt để phủ nhận vai trò lịch sử quan trọng của HT Thích Quảng Ðộ trong quá trình đấu tranh cùng cả dân tộc, thậm chí cả nhân loại để tẩy chay chế độ độc tài CSVN gian ác, lưu manh đến tột cùng.
Ông Thích Thanh Tứ, Phó chủ tịch thường trực trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Người mà đã được tác giả Gia Phúc đề cập trong phần đầu bằng sự kính trọng riêng tư của mình, nhưng rất tiếc rằng đã bị vạch mặt trên những trang báo điện tử ở hải ngoại với những cơ sở chính xác từ tên cúng cơm là Trần Văn Long bản sao giấy khai sinh mẫu TP/HT 1999 - A2 quyển số 69 trong hồ sơ ứng cử đại biểu quốc hội khoá 12 ghi năm sinh là 1927 người xã Song Mai, Huyện Kim Ðộng, Tỉnh Hưng Yên mà bất cứ ai cũng có thể đọc được từ máy vi tính. Ông Thích Thanh Tứ là nhà sư cộng sản, được CSVN sử dụng làm công cụ chánh trị, làm con bài chánh trị...để lòe bịp nhân dân. Thậm chí ông ta tuy mặc áo cà sa nhà Phật nhưng lại tham gia đàn áp, khủng bố nhân dân và cả những nhà tu hành khác.
Tôi thật sự không thể hiểu vì sao ông Gia Phúc lại kính trọng ông Thích Thanh Tứ một cách mù quáng như vậy, trong khi tôi dám chắc rằng tiểu sử của ông Thích Thanh Tứ ông đã thuộc lòng. Hay vì ông muốn bảo vệ việc làm của mình, ông đang chót ăn lương hậu hĩ của nhà nước và đảng cai trị này mà phải đành làm như thế.
Lời góp ý của một nhà sư Quốc doanh kém tư cách tên Thích Thanh Tứ, chính là mong ước của ÐCSVN. Ông Thích Thanh Tứ chỉ là người truyền đạt mong ước đó mà thôi, và người đáng tỉnh ngộ chính là ông Thích Thanh Tứ chớ không ai khác.
Nhìn vào tấm ảnh mà ông Gia Phúc minh hoạ trong bài báo, rồi ông xuyên tạc, phỉ báng hình ảnh của tôn sư Thích Quảng Ðộ bằng cách mô tả, diễn giải của riêng mình. Chúng ta sẽ thấy những bàn tay gầy guộc của những người dân oan đang giơ cao và vỗ tay hoan hô sau bài phát biểu xúc động của HT Thích Quảng Ðộ. Ðó là biểu hiện lòng kính phục của mọi người có mặt lúc đó tại trước 194 đường Hoàng Văn Thụ. Khác hẳn những bàn tay mũm mĩm đỏ hồng của bọn tham quan vô loại đang xun xoe nịnh bợ đám quan thầy CSVN bạo tàn, gian trá khi chúng vỗ tay tán thưởng nhau trong các kỳ hội nghị, đại hội mà mọi người thường thấy trên tivi của đài truyền hình Việt nam trong nước.
Ông Gia Phúc đã xúc phạm nghiêm trọng đến sự tôn nghiêm của Phật giáo Việt Nam qua cách mô tả tay cầm loa, dây nhợ lòng thòng cái mà ông gọi là dây nhợ lòng thòng ấy chính là những chuỗi hạt mà các nhà sư luôn đeo trên cổ tay khi mặc áo cà sa. Vậy mà một học giả như ông lại xuyên tạc bằng câu "dây nhợ lòng thòng". Ðúng là lũ lọan ngôn, vô lại của bọn người vô liêm sỉ, bọn súc vật biết chữ...
Ông Gia Phúc nói rằng hàng triệu người ở các quốc gia khác đã cùng chia sẻ niềm vui với cả dân tộc VN khi núi liền núi, sông liền sông, nhà nhà đoàn tụ, không còn cảnh phân ly, không còn chiến tranh tàn khốc vv và vv... Ông đã vẽ lên một bức tranh hoà bình rực rỡ rồi khoe khoang và cho các quốc gia khác chiêm ngưỡng, nhưng những người xem tranh ấy đâu biết rằng ông đã cố tình dùng gam màu rực rỡ để khoả lấp một thực tế đau thương phũ phàng rằng: Trong bức tranh ấy có hàng vạn, hàng triệu, triệu đồng bào VN đã đang bị cướp mất nhà cửa ruộng vườn, bị đọa đầy, bị lăng mạ, vu cáo bỉ ổi, bị tước đoạt nhân quyền căn bản. Và nhân dân Việt nam trong bức tranh đó đang bị chính quyền CSVN tước mất quyền làm người và bị đối xử tàn tệ bởi một thể chế độc tài, ngu dốt, cực kỳ phản động, lưu manh và bảo thủ nặng nề.
Trong hoàn cảnh bị đàn áp, cướp bóc và mất quyền làm người ấy. Sự xuất hiện những vị anh hùng như HT Thích Quảng Ðộ, Thượng tọa Thích Không Tánh... là việc hẳn nhiên. Vì chính quyền CSVN luôn có câu nói rằng "ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh", và bất cứ một cuộc đấu tranh nào cũng cần có một nhà lãnh đạo kiệt xuất làm thống lãnh.
HT Thích Quảng Ðộ là một nhà sư lãnh hội giáo lý phật pháp, với lòng từ bi của người tôi nghĩ rằng: người luôn đấu tranh ôn hoà dùng đức độ của người để thức tỉnh nhân dân trước loài quỷ dữ hung tàn và ác độc.
Tôi xin ông Gia Phúc đừng ngậm máu phun người như thế. Ngậm máu phun người đã là một việc làm ghê tởm, huống chi ông đã ngậm máu phun một nhà sư đang ở chức vụ Hoà thượng, Thượng tọa...
Việc làm này
nói theo kiếp luân hồi, ông sẽ không bao giờ được đầu thai và địa ngục đang chờ để trừng phạt ông với những nhục hình.
Ông Gia Phúc cho rằng HT Thích Quảng Ðộ đã xúc phạm các vị lãnh đạo GHPGVN với những câu nói "Nên giải tán quách giáo hội hiện nay càng sớm càng tốt vì còn giáo hội thì còn điều kiện và có cơ hội cho những phần tử xấu lợi dụng danh nghĩa Phật giáo chui vào thao túng, làm bậy...."
Ông đã lái vấn đề mà HT Thích Quảng Ðộ muốn nói sang một hướng khác. Mục đích của ông Gia Phúc là muốn các tăng ni, phật tử Việt nam hiểu lầm HT Thích Quảng Ðộ hòng cô lập như câu chuyện chiếc đũa tôi đã nói ở trên.
Trong sự hiểu biết của một người bình thường, tôi cũng có thể hiểu được câu nói đó HT Thích Quảng Ðộ muốn ám chỉ những nhà sư xuất thân từ cơ quan A25 - "cục bảo vệ văn hoá" thuộc tổng cục 1 - Bộ công an nhà nước CSVN nơi chuyên đào tạo sư sãi quốc doanh CS để trấn giữ hệ thống chùa chiền trong toàn quốc. Các tăng ni, phật tử này được vũ trang bằng lý thuyết của Marx Lénine, sau đó được "tráng men" bằng lý thuyết đạo phật và trước tiên phải thành thạo các phương pháp niệm kinh, hành lễ để "vào nghề ". Và những nhà sư Quốc doanh đó đã thao túng GHPGVN bằng sự yểm trợ quyền lực cả bạo lực tàn khốc của Ðảng CSVN độc tài.
Ông Gia Phúc sưu tầm tài liệu và cho rằng HT Thích Quảng Ðộ viết thư nói xấu quê hương đất nước thậm tệ...
Vậy theo ông,
phải viết như thế nào để nói tốt quê hương?
Theo suy nghĩ của tôi thì lá thư ấy HT Quảng Ðộ đã miêu tả hoàn cảnh thực tế mà nhân dân VN đang phải gánh chịu, và kêu gọi sự can thiệp cứu giúp từ những nước tiên tiến, văn minh là việc bình thường. Vì trước năm 1945, rồi sau năm 1954 ông trùm CSVN Hồ Chí Minh cũng đã từng thân chinh đi cầu viện Liên Xô, Trung Cộng xin họ giúp đỡ đó sao?!
Ông Gia Phúc nói rằng HT Quảng Ðộ mở "chiến dịch dùng tiền để dụ dỗ, kích động dân khiếu kiện đất đai" ở Văn phòng quốc hội 2 - TP.HCM.
Vậy ông Gia
Phúc có biết với số tiền 300.000.000 đ chia đều gần 2000 người thì mỗi người được bao nhiêu không? Và người dân oan chúng tôi đã bị "mua chuộc, dụ dỗ" với số tiền ấy sao?
Tôi thừa nhận rằng, chúng tôi là những người đang đói khát, nghèo khổ vì mất hết đất đai, nhà cửa và bị lâm vào
hoàn cảnh bi thương do chánh quyền độc tài CSVN là thủ phạm gây nên, nhưng chúng tôi vẫn còn lòng tự trọng của một con người có nhân cách còn hơn những kẻ đã cướp đoạt tài sản của chúng tôi. Ðó chỉ là một lũ trộm cướp, bọn ăn cắp công khai có trụ sở, văn phòng, có tòa án, viện kiểm sát, quân đội, công an, bộ máy tuyên truyền trên khắp cả nước hậu thuẫn...
Chúng tôi nhận sự cứu trợ của HT Thích Quảng Ðộ bằng sự trân trọng đầy ý nghĩa chớ không phải nhận tiền dụ dỗ, kích động như ông Gia Phúc đã nói, đã vu cáo bỉ ổi và đê hèn.
Chính ông Gia Phúc đã đánh giá dân oan chúng tôi quá rẻ rúng, thấp hèn, ngu đần và dốt nát, một cái nhìn của tên vô học và lưu manh chánh trị chuyên nghiệp...
Chính ông Gia Phúc là những kẻ đồng phạm cướp đất, cướp nhà của chúng tôi rồi tìm cách triệt hạ kinh tế nhằm mục đích giết chết dân mòn dân oan chúng tôi để hoàn thành mỹ mãn mục đích của mình và cho đồng bọn.
Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ muốn cứu tế dân oan nhưng việc làm cao cả của vị ân sư đã bị bọn hèn hạ tìm mọi cách ngăn chặn và đặt điều nói xấu thậm tệ đến tởm lợm.
Việc làm vô
liêm sĩ này sẽ bị cả thế giới lên án và lịch sử sẽ có thêm một trang viết về bọn độc tài CSVN bẩn thỉu, hôi hám mất hết tính người ngày hôm nay.
Chắc chắn sẽ lại có thêm một hoặc những trang viết tên người ân sư cao cả dũng cảm bất chấp hiểm nguy và giàu lòng bác ái nhân từ cứu nhân độ thế. Ðó chính là: "Hoà thượng Thích Quảng Ðộ" và các vị cao tăng khả kính khác như Thượng tọa Thích Không Tánh....
Thành Phố Sài Gòn ngày 06 tháng 9 năm 2007
Quốc Bảo - Dân oan miền Nam Việt Nam
=END=
5- Tin Tức Quốc Nội
- Chân Dung Lãnh Ðạo: Thư Của Phạm Xuân Gửi Lãnh Ðạo CSVN
Phạm Xuân
Cộng hoà xã hội chủ nghia Việt Nam
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 2/9/2007
Kính gửi:
- Ð/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Ð/c Trưởng ban Tổ chức TW Hồ Ðức Việt
- Ð/c Bộ trưởng Lê Hồng Anh
Tổng cục Cảnh sát có
xáo trộn lớn về nhân sự, đ/c Trung tướng Trần Văn Thảo, Tổng cục trưởng nghỉ hưu và dĩ nhiên sẽ có một đồng chí khác thay thế. Âu đó cũng là điều bình thường vì tre già măng mọc, nhưng nó đã trở thành không bình thường khi có người vì tham vọng chính trị muốn trở thành người đứng đầu của lực lượng cảnh sát mà gây rối, chia rẽ làm nội bộ trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Người mà tôi muốn nói chính là đ/c Thiếu tướng Nguyễn Hoà Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
Ngay từ khi còn là cục trưởng C15, đ/c Nguyễn Hoà Bình đã bộc lộ tham vọng chính trị rất lớn của mình, luôn tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của một vài đồng chí lãnh đạo cấp trên, đồng thời lại cho một vài đệ tử thân thiết tung tin giả nhằm hạ uy tín một số đồng chí cục trưởng cục khác. Trong công việc thì ép cán bộ, chiến sỹ làm việc ngày đêm, đi đâu (nhất là khi
ngồi với lãnh đạo cấp trên), đ/c Nguyễn Hoà Bình cũng tự nhận chiến công của C15 đều là do mình chỉ đạo, nhưng khi đảng uỷ, lãnh đạo cấp trên chất vấn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để việc cán bộ, chiến sỹ C15 sai phạm, vi phạm pháp luật thì lảng tránh, thoái thác, đổ cho cấp dưới. Ðối với doanh nghiệp tôi chỉ lấy một ví dụ để các đồng chí tự suy xét: đ/c Nguyễn Hoà Bình đã gạ bán cho ông Lê Văn Sở, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn một ngôi nhà với giá trên trời; mặc dù nể sợ người đang nắm giữ đầy quyền lực, nhưng ông Sở không thể bỏ mặc dư luận cơ quan để mua ngôi nhà với giá đắt khét như vậy; không bán được nhà, ông Nguyễn Hoà Bình đã quay ra thù ông Lê Văn Sở, liên tục tìm
cách gây khó khăn, bới lông tìm vết các sai phạm ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn làm cho ông Sở khốn khổ, ăn không ngon, ngủ không yên. Thật đáng tiếc khi đó vẫn có nhiều đồng chí chưa hiểu được con người thực của đ/c Nguyễn Hoà Bình nên đ/c Bình vẫn được bổ nhiệm làm Phó tổng cục trưởng, thăng quân hàm lên thiếu tướng.
Tất nhiên vị trí đó chưa thoả mãn tham
vọng nên đ/c Nguyễn Hoà Bình đã mở chiến dịch vận động lên Tổng cục trưởng cách đây trên một năm trời. Vẫn bài cũ được áp dụng, nhiều đ/c lãnh đạo Tổng cục khác khốn khổ vì tự nhiên có những thông tin trên trời rất xấu về mình được bàn tán xôn xao ở cấp dưới và cả ở ngoài xã hội. Và đúng như các cụ ta đã nói "vải thưa không che được mắt thánh", anh em cán bộ cũng đã xác định được nguồn xuất phát các thông tin dạng như trên
chính là đ/c Nguyễn Hoà Bình. Con người thực của đ/c Bình đã ngày càng lộ rõ. Và cái gì phải đến đã đến. Mặc dù đã có các cuộc vận động ngầm, gợi ý của một vài đồng chí cấp trên, đường đường là một phó tổng cục trưởng, nhưng đ/c Nguyễn Hoà Bình đã không trúng vào thường vụ Ðảng uỷ tổng cục. Ðáng
ra với kết quả này sẽ là bài học đắt giá để đ/c Nguyễn Hoà Bình xem xét, chỉnh sửa lại mình.
Nhưng khi mà tham vọng lớn hơn lương tâm và đạo đức thì con người sẽ mù quáng chạy theo. Do vậy thật dễ hiểu về việc đ/c Nguyễn Hoà Bình vẫn ra sức thực hiện chiến dịch Tổng cục trưởng của mình.
Biết được nếu bỏ phiếu công
khai, minh bạch thì không bao giờ trúng nên đ/c Nguyễn Hoà
Bình đã tung tin nói rằng các đồng chí lãnh đạo Bộ và cả Thủ tướng Chính phủ đều ủng hộ mình làm Tổng cục trưởng nhằm ám thị cho anh em, những người đi bầu là chức vụ đó đương nhiên là của đ/c Bình, không thể khác được. Tất nhiên điều đó bây giờ chẳng ai tin, mọi người thừa biết chỉ có một, hai đồng chí tỏ ý là ủng hộ đ/c Bình. Anh em cán bộ chỉ ngạc nhiên
là một, hai đồng chí đang ủng hộ đ/c Nguyễn Hoà Bình cũng đã từng giới thiệu một lãnh đạo Tổng cục lên chức vụ cao hơn, đến khi báo chí phanh phui việc làm không minh bạch của vị này thì
các đồng chí mới nhận thấy sai lầm. Việc các đồng chí giới thiệu sai lầm đã phải trả giá bằng chính uy tín của mình đối với Trung ương, Bộ Chính trị.
Thưa các đồng chí!
Tình hình tham nhũng, tiêu
cực ở nước ta ngày càng phức tạp, trở thành quốc nạn đe doạ đến sự vững mạnh và tồn vong của chế độ. Ðảng và Nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do đ/c Thủ tướng làm Trưởng ban với những quyền hành rất lớn để tuyên chiến với tham nhũng. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt này rõ ràng lực lượng Cảnh sát nói chung và Tổng cục cảnh sát
nói riêng giữ vai trò nòng cốt. Nếu Tổng cục Cảnh sát yếu thì công tác đấu tranh chống tham nhũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí thất bại. Khi đó trách nhiệm trước hết là của đ/c Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, đ/c Trưởng ban tổ chức TW, người đứng đầu công tác cán bộ và đ/c Bộ trưởng, tư lệnh lực lượng Công an. Chính vì sự hệ trọng này
nên tôi đề nghị các đồng chí cân nhắc chọn lựa người có đủ tài, đức vào vị trí Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát,
không thể để người như đ/c Nguyễn Hoà Bình vào chức vụ đó được.
Hôm nay là ngày quốc khánh,
mọi người đều đổ ra đường vui chơi mừng tết độc lập. Do vậy, chẳng dễ chịu và dễ dàng chút nào khi ngồi viết đơn
tố cáo đồng đội, đồng chí của mình trong ngày trọng đại này. Nhưng với lương tâm, đạo đức, trách nhiệm của một người gần 40 năm khoác áo ngành công an, vì uy tín, danh dự của lực lượng Cảnh sát anh hùng và vì cuộc sống yên bình của nhân
dân, tôi đã viết và sẽ viết tiếp cho đến khi kẻ xấu phải lộ mặt hoàn toàn, không thể để họ chui
sâu, leo cao, phá ngành đến nỗi báo Ðại đoàn kết phải thốt lên "công tác xây dựng lực lượng ngành công an có vấn đề" được.
Phạm Xuân
- Ðồng kính gửi: các đ/c Thứ trưởng
=END=
6- Câu Chuyện Ðiện Ảnh
- Hollywood 7 Ngày Qua
Natalie Nguyen
(VNN)
Hudgens phiền lòng về chuyện bị lộ hình "riêng tư"!
Ðại diện của Vanessa
Hudgens vừa xác nhận thông tin về những tấm ảnh khoả thân đang được lưu truyền trên mạng Internet đúng là ảnh của ngôi sao bộ phim "High School Musical" này.
Vào tuần trước, National Enquirer thông báo tin rằng những hình ảnh khiêu
khích
của nữ ca sĩ / diễn viên 18 tuổi này là do chính cô chủ động chụp. Sau
khi những tấm ảnh này bắt đầu xuất hiện trên Internet trong tuần qua, đại diện của Hudgens phải phát biểu xác nhận tính xác thực của chúng: "Ðây là một vấn đề cá nhân và thật không may khi nó bị tung ra công cộng. Ðây là một tấm ảnh được chụp một cách riêng tư.
Bức ảnh cho thấy Hudgens đứng khoả thân bên cạnh một cái giường.
Nguời đẹp
California này hiện đang hò hẹn với bạn diễn trong phim "High School musical" Zax Efron.
***
Cusack: "Chỉ thực hiện được 10 phim hay"
Ngôi sao Hollywood John Cusack cho rằng mình
chỉ thực hiện được 10 bộ phim hay, dù có đến 25 năm hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh. Cusack hiện 41 tuổi, xem vai diễn trong hai phim Grosse Pointe Blank và Being John Malkovich là
hai vai diễn hay nhất của mình, nhưng anh cũng thừa nhận mình cảm thấy xấu hổ trước phần lớn các phim mình đã tham gia. Anh nói: "Tôi chỉ thực hiện được 10 bộ phim hay. Những phim đó là những phim mà tôi dốc hết sức mình cứ như là tôi chưa từng làm lần nào. Tuy không được 40, nhưng 10 cũng là tốt rồi".
***
Wes Anderson: "Wilson đang phục hồi tốt"
Ðạo diễn Wes
Anderson, bạn thân của ngôi sao điện ảnh Owen Wilson vừa cho biết "Wilson đang phục hồi rất tốt". Wilson được về nhà ở Santa Monica, California vào hôm chủ nhật, sau sáu ngày nằm viện vì tự tử không
thành. Lẽ ra theo kế hoạch anh sẽ dự liên hoan phim Venice để giới thiệu bộ phim mới là sản phẩm cộng tác giữa anh và
Anderson: The Darjeeling Limited. Khi đề cập đến sự kiện, Anderson nói: "Chúng tôi rất nhớ anh ấy. Rõ
ràng tuần này anh ấy rất vất vả, nhưng anh ấy đang phục hồi rất tốt và có thể chọc cười chúng tôi, và khi anh ấy đã sẵn sàng,
anh ấy có thể nói về mình tốt hơn bất cứ ai trong chúng tôi tại đây. Anh ấy nói
chuyện rất hay". Wilson và Anderson từng được đề cử giải Oscar vào năm 2002 với bộ phim The Royal Tenenbaums.
Các tin khác...
Wilson tự tử là hành động kêu cứu lần thứ ba của anh
Theo tin mới nhất, việc Wilson
tự tử mới đây không phải là lần đầu tiên anh có ý định tự tử. Ngôi sao bộ phim Wedding Crashers được người em Andrew tìm thấy trong tình trạng đã tự cắt tay và nằm bất tỉnh tại nhà riêng ở Santa Monica, California ngày 26 tháng tám vừa qua.
Anh được đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện gần đó và nằm viện một tuần tại trung tâm y khoa Cedars-Sinai ở Los Angeles. Cơ quan điều tra đã xác định rằng Wilson tự sát, một người bạn của gia đình nói với tạp chí National Enquirer rằng trường hợp này không phải là lần đầu tiên. Nguồn tin này nói: "Một phần cuộc đời của Wilson phải đấu tranh chống lại những cơn trầm cảm và nghiện ngập... Ðây là lần thứ ba anh ấy muốn tự vẫn". Nguồn tin này cũng nhấn mạnh việc Wilson chia tay với Kate Hudson không phải là
nguyên nhân dẫn đến tự sát, như người ta vẫn nghĩ - anh ta rối loạn tinh thần do không thể đáp ứng nổi yêu cầu nhằm tham
gia bộ phim của một người bạn: "Owen cảm thấy mất tinh thần sau khi không thể giúp được bạn bè".
***
Bộ phim "Lust" của Lee bị Trung Quốc kiểm duyệt
Bộ phim kinh dị mới nhất của Ang Lee
"Lust, Caution" đã bị cắt bỏ một số đoạn trước khi đến với khán giả Trung Hoa, chỉ một tuần ngay sau khi cơ quan kiểm duyệt Hoa Kỳ phân loại kiểm duyệt bộ phim này. Các nhà sản xuất phim
Ðài Loan thừa nhận rằng "Lust, Caution" không mấy phù hợp với trẻ em, nhưng cảm thấy ngạc nhiên
khi bị kiểm duyệt quá nhiều tại Bắc Mỹ. Tháng trước, hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ xếp loại bộ phim "Lust, Caution" vào hạng NC-17,
nghĩa là chỉ có người lớn trên 18 tuổi mới được xem. Tạp chí Screen Daily cũng khẳng định Lust, Caution sẽ bị kiểm duyệt tại Trung Hoa.
***
Kidman, Black và Leigh sống chung để làm việc tốt
Một loạt ngôi sao Hollywood Nicole Kidman, Jack
Black và Jennifer Jason Leigh đã đến sống chung với nhau trong khi cùng tham gia vào bộ phim mới Margot
At The Wedding vì họ muốn thực hiện hoàn hảo vai diễn của mình là những thành viên trong một gia đình có
nhiều vấn đề bất thường. Ba người sống chung trong một căn nhà ở vùng Hamptons New York trong khi làm việc với đạo diễn Noah Baumbach từ hồi đầu năm nay, và Kidman vẫn còn rất thích thú khi nhắc đến khoảng thời gian này. Cô nói: "Chúng tôi sống chung
với nhau trong căn nhà ở Hamptons. Jennifer nấu bữa ăn sáng
vào ngày chủ nhật, chúng tôi tất cả đều đi làm việc từ thứ hai đến thứ sau và vui chơi vào cuối tuần. Jack (Black) chơi đàn guitar. Chúng tôi nằm quanh giường, học kịch bản. Ðây là một cách làm phim thật tuyệt".
***
Pitt càng ngày càng xấu trai
Brad Pitt tự thừa nhận mình đang ngày
càng xấu trai trong độ tuổi 40. Hiện anh đã 43 tuổi, anh cho rằng những vụ án liên miên và nỗi khổ cực của cuộc sống trong giai đoạn 30 tuổi làm cho anh già đi nhanh chóng.
Anh nói với tạp chí
Detail: "Cứ một chuyện xảy ra là mặt của bạn trở nên xấu đi. Cơ thể thì
khác. Nhưng cứ từ từ ngày một ngày hai mà mọi thứ tiêu tan".
Ba năm trở lại đây, Pitt
từ chỗ là chồng của Jennifer Aniston trở thành một người cha của bốn đứa con, bạn trai của Angelina Jolie và là một nhà hoạt động xoá đói giảm nghèo.
Anh giải thích: "Có thể do tôi từng trải qua cơn khủng hoảng trong
giai đoạn 30. Tôi thường hay đùa cợt, nhưng giờ không như trước. Những gì tôi đang làm hiện nay thật tốt, nhưng tôi không làm gì cho bản thân tôi cả. Việc hoạt động từ thiện là điều chắc chắn đem tôi và
Angie đến gần nhau hơn - cô ấy là một bằng chứng rõ rệt cho tôi thấy về một người chuyển biến tốt hơn".
***
Clooney mắng phóng viên vì chuyện mẩu phim quảng cáo cà phê
George Clooney đã lớn tiếng la mắng một phóng
viên tại buổi họp báo ở liên hoan phim Venice vào cuối tuần qua,
sau khi anh chàng kia đề cập đến mẩu phim quảng cáo cà phê ở châu Âu của anh. Clooney hiện đến Italy để quảng bá cho bộ phim Michael Clayton, trong cuộc họp báo, anh chàng nhà
báo gan dạ kia hỏi về quyết định của Clooney khi chấp nhận tham gia đóng phim quảng cáo cho tập đoàn đa quốc gia Nestle. Ngôi sao màn bạc này lập tức hướng về anh
chàng phóng viên, nhấn mạnh rằng mình không cần phải giải thích và nói rằng đó là một câu hỏi khiêu khích anh. Clooney la lên: "Tôi sẽ không
bao giờ xin lỗi mấy người nếu như đôi khi tôi phải đi kiếm sống. Ðây rõ ràng là một câu hỏi khiêu
khích
tôi".
***
Luciano Pavarotti qua đời, thọ 71 tuổi
Huyền thoại Opera
Luciano Pavarotti vừa qua đời ở tuổi 71, tim của ông đi vào tình trạng "cực kỳ nguy hiểm" khiến cho ông bất tỉnh và sau đó qua đời tại nhà riêng vào lúc 5 giờ sáng giờ địa phương. Sức khoẻ của giọng ca Italy này đã trở nên xấu đi sau thời gian dài nằm viện điều trị chứng ung thư tuỵ tạng và đến hôm thứ tư, một đài tin tức địa phương ở Modena đã phát đi tin cho biết Pavarotti qua đời vì ung thư thận. Bạn bè và người thân của ca sĩ 71 tuổi này cùng nhau tổ chức tang lễ tại nhà riêng của ông ở Modena, bắc Italy. Phát ngôn viên bệnh viện đại học Policlinico, nơi điều trị cho ca sĩ này, từ chối đưa ra lời bình luận về tình trạng sức khoẻ của ông. Pavarotti phải trải qua giải phẫu điều trị ung thư từ năm ngoái
và đã trải qua ít nhất năm vòng hoá trị. Ngoài việc là một ca sĩ Opera nổi tiếng, Pavarotti cũng tham gia điện ảnh với vai chính trong bộ phim năm 1982
Yes, Giorgio và từng giành giải thưởng Grammy vào năm 1985.
***
Halle Berry xác nhận đang mang thai
Nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar
Halle Berry vừa xác nhận cô đang mang thai 3 tháng con đầu lòng. Cô gởi cho
Nancy O'Dell một bức email xác nhận tin tốt lành này. O'Dell tiết lộ tin này trong chương
trình "Access Hollywood" vào hôm thứ ba - chỉ vài giờ sau khi
có tin đồn rằng chính vì điều này đã khiến cho Berry buộc phải tạm ngưng thực hiện vai diễn trong bộ phim mới "Tulia"
Trong email, Berry có viết:
"Ðúng vậy, tôi đang có thai ba tháng, tôi và Gabriel đang rất xúc động và tôi đã chờ đợi điều này từ bấy lâu nay. Bảy tháng tới sẽ là quãng thời gian dài nhất trong cuộc đời tôi và chính tôi sẽ là người báo tin cho bạn"
O'Dell, người cũng vừa mới làm mẹ từ đầu mùa hè, hết sức sửng sốt và nói rằng: "Tôi thật là bất ngờ, tôi nói với cô ấy rằng cô ấy sắp sửa trải qua một thời gian đẹp nhất trong đời, Halle là một người dịu dàng và chắc chắn sẽ là một người mẹ tuyệt vời. Tôi cũng tưởng tượng rằng đứa bé sẽ thật là đẹp. Halle đã gởi cho tôi rất nhiều quần áo đẹp cho con tôi... tôi rất háo hức được làm điều đó với cô ấy".
***
Allen ngạc nhiên khi được xem là
người có ảnh hưởng
Ðạo diễn từng giành
giải thưởng Oscar Woody Allen rất ngạc nhiên
khi được xem là huyền thoại trong lĩnh vực điện ảnh vì ông không nghĩ rằng phim của mình lại có ảnh hưởng đến như vậy. Hiện đã 71 tuổi, ông từng giành được 3 giải thưởng hàn lâm, nhưng vẫn luôn cho rằng phim của các đạo diễn như Martin Scorsese và Steven Spielberg mới tạo ảnh hưởng nhiều đến thế hệ làm phim sau này. Ông nói: "Thật bất ngờ sau nhiều năm tôi
không hề nghĩ rằng mình lại gây ảnh hưởng cho ai. Tôi không có ý gì cả, nhưng tôi
luôn nhìn thấy ảnh hưởng của các đạo diễn nổi tiếng như Martin Scorsese, Francis Ford Coppola, Robert Altman, Steven
Spielberg nhưng tôi chưa bao giờ thấy ảnh hưởng của chính mình".
***
Mary-Kate sẽ không bao giờ cười trước ống kính
Bạn sẽ có lúc nhìn thấy hình ảnh Mary -
Kate Olsen trên bìa tạp chí và sẽ thắc mắc tại sao cô ấy lại trông có vẻ thật thất vọng. Ðây chính là lý do.
Nữ diễn viên 21 tuổi này nói với tạp chí Entertainment Weekly: "Tôi không muốn bị chụp hình. Ðối với tôi, việc chụp hình chỉ phù hợp trong
các sự kiện quan trọng hoặc trong một buổi chụp ảnh. Do đó mỗi khi tôi nhìn thấy các thợ chụp ảnh, tôi sẽ che mặt để họ không chụp hình được và tôi sẽ không bao giờ mỉm cười để họ chụp".
Olsen có một vẻ hoang dã
làm cho cô trở thành đích ngắm của rất nhiều phương tiện truyền thông, nhưng cô luôn cố gắng né tránh sự chú ý này. Cô nói: "Tôi rất thích được bơi lặn tại vùng biển Malibu, nhưng như thế thì lại dễ bị chụp ảnh bikini. Ðiều này sẽ dẫn đến nhiều cái mà tôi không mong muốn. Tôi không muốn bị đề cập trong những chương trình đại loại như: "Ai mập, ai ốm, ai khoẻ, ai yếu" v.v.
Sau một thời gian
gián đoạn, Olsen - nổi tiếng với loạt phim truyền hình "Full House" cùng với chị sinh đôi Ashley
- sắp tới cô sẽ vào vai một cô gái đạo cơ đốc trong loạt chương trình "Weeds". Loạt phim 10 tập này sẽ khởi quay từ ngày 17
tháng 9 tới.
Cô cũng sẽ quay lại màn bạc với vai diễn trong
phim "The Wackness", đóng chung với Ben Kingsley. Bộ phim dự kiến sẽ được phát hành vào năm tới.
Olsen nói: "Chắc chắn có những lúc
trong đời mà tôi phải nói rằng: Ðã quá đủ, tôi không thể tiếp tục". Hiện cô đang trong tình trạng rất khoẻ mạnh. Cô nói: "Tôi đang cảm thấy hoàn
toàn sung sức về cả tinh thần lẫn thể trạng. Tuần tới thì tôi chưa biết, nhưng tuần này thì tôi cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh". (AP)
***
Radcliffe hướng đến Broadway?
Diễn viên đóng vai
Harry Potter Daniel Radcliffe vừa xác nhận rằng mình sẽ thoát y trước mặt khán giả ở New York sau khi tiếp tục ký hợp đồng đóng vai chính trong vở kịch gây nhiều bàn cãi
của Peter Shaffer Equus. Nam diễn viên trẻ tuổi này từng làm
cho thính giả và các nhà phê bình thán phục với vai diễn này từ đầu năm và năm nay anh sẽ tiếp tục thực hiện tại Broadway cùng với bạn diễn là ngôi sao Richard Griffiths. Tuy chi tiết về thời gian, địa điểm chưa được công bố, nhưng Radcliffe xác nhận rằng anh hy vọng sẽ đến Broadway vào cuối năm 2008. Anh nói với MTV News: "Nếu theo đúng kế hoạch thì sẽ là tôi
và Richard Griffithsm dĩ nhiên còn có thêm nhiều thành viên khác". Vở kịch có cảnh
Radcliffe hoàn toàn khoả thân trong một phân cảnh ngắn, đã được trình diễn tại nhà hát Gielgud London từ ngày 24 tháng hai đến ngày 9 tháng 6 vừa qua.
***
Jude vi phạm pháp luật
Jude Law vừa vi phạm pháp luật khi tấn công một thợ chụp ảnh ở ngay
phía ngoài nhà mình ở London vào hôm thứ ba vừa qua.
Người thợ chụp ảnh vô
danh tuyên bố Law tấn công anh ta ngay bên ngoài ngôi nhà, đấm vào mặt anh ta và đá anh ta ngã xuống đất.
Cảnh sát được gọi đến và đưa anh chàng thợ chụp ảnh đến bệnh viện. Anh ta nói lại với tạp chí WENN: " Tôi đang đứng tại trạm xe bus gần nhà của Jude nhưng tôi không hề có ý định chụp hình anh ta, máy ảnh tôi vẫn còn cất trong
túi. Khi nhận ra tôi, anh ta chỉ có một mình và
bắt đầu buộc tội tôi là canh me chụp hình con của anh ta.
Sau đó anh ta đấm vào mặt tôi, bắt đầu đá tôi. Tôi cảm thấy bị sốc trước những hành vi của anh ta vì đó là hành vi của một gã thô lỗ chứ không phải của một minh tinh Hollywood".
Một phát ngôn viên của cảnh sát
nói: "Cảnh sát được gọi đến Maida Vale sau khi có tin về một vụ rối loạn và hiện đang tiến hành điều
tra". Sau đó người ta thấy Law ở đồn cảnh sát Marylebone nơi anh ta bị tạm giữ vì tình nghi là người gây rối loạn trật tự.
Nam diễn viên này đã phủ nhận mọi việc và sau đó được phóng thích, tuy nhiên sẽ phải quay lại toà vào
tháng mười tới.
***
LaChappelle từ chối làm việc với Madonna, Stefani và Aguilera
Theo tin cho biết, nhà
nhiếp ảnh nổi tiếng David LaChappelle vừa từ chối làm việc với
Madonna, Gwen Stefani và Christina Aguilera.
Nhà nghệ sĩ / sản xuất phim
tài danh này từng dự kiến làm đạo diễn cho video clip "Hung up" của Madonna
vào năm 2005 nhưng sau đó đã rút lui
và đánh giá cô ta là "độc đoán và
khó chịu". Giờ thì ông khẳng định sẽ không bao giờ làm việc chung với ba ngôi sao nói trên sau nhiều biến cố không
tên khác nhau.
Một nguồn tin nói
với tờ Page Six: "Anh ấy căm ghét họ. Có chuyện gì đó nghiêm
trọng đã xảy ra trong khi anh ấy làm việc với Gwen và
thế là anh ấy cắt đứt luôn công việc".
=END=
7- Tạp Ghi Văn Nghệ
- Những hồi ức mẹ
Nguyễn Mạnh Trinh
(VNN)
Có những bài thơ, đọc lại là cả một sự hồi tưởng, đối với riêng tôi. Hơn thế nữa, nó còn là một phần đời sống.
Một trong những bài thơ vừa kể, tôi viết năm 1972.
Lúc đó, tôi ở Pleiku và quá giang chiếc trực thăng ghé về thăm nhà ở lại một đêm rồi sáng trở lại đơn
vị trong cùng một chuyến bay. Khi về nhà, lúc ấy buổi xẩm tối, tôi vội vàng lấy xe để đi chơi thì bất ngờ có một hình ảnh làm tôi khựng lại. Hình ảnh của mẹ tôi ngồi trước bàn thờ Phật với tiếng kinh trầm và mùi hương ngát. Tôi biết mẹ tôi đang cầu nguyện cho đứa con ở xa. Lúc ấy, chiến tranh đang khốc liệt với nhiều chết chóc. Ở xóm tôi, đã có nhiều chiếc xe GMC chở về quan tài phủ cờ của những người lính tử trận là những đứa bạn thuở ấu thời của tôi. Và tự nhiên tôi dắt xe vào nhà,...
"Góc hiên đôi mắt cuộn tròn
dong tay nắng cũng hoàng hôn bóng trời
mẹ ngồi chải tóc sợi rời
đậu vai áo
một nụ cười thêu hoa
mây rơi rụng xuống mái nhà
màu lá biếc cũng nhạt nhòa cành vui
cổng gió cửa đóng ngùi ngùi
nghe sóng cuộn giữa ghềnh trôi óc thầm
mẹ ngồi bóng xế trăm năm
tay lần chuỗi tiếng kinh trầm trầm bay
khói sương ở đỉnh núi tây
nên xa xăm lắm tháng ngày mênh mông
đi về xuôi ngược bến sông
chiều như đang rụng xuống lòng phố quên
Mẹ ngồi như tạc nỗi niềm
Tóc phơ phất gọi tịnh yên trong hồn
Kinh đen con nước xuống ròng
Trơ gốc cọc để trống không mặt lầy
Ði về tôi vẫn loay hoay
Chợt nghe lạnh ngọn heo may cuối trời
M ngồi một thuở ấu thời.
Tôi nhớ lại
lúc ấy trời mờ mờ tối. Tuy vội vàng vì có hẹn với cô bạn
gái nhưng có điều
gì giữ tôi lại. Không phải là tiếng kinh hay mùi nhang khói, cũng không phải là đôi mắt Phật Bà hiền từ trên bàn thờ.
Mà, bởi vì cái vóc dáng của
mẹ ngồi, trong không gian, thời
gian vô cùng tĩnh
lặng cầu nguyện cho mình. Thế mà, bỏ đi
thì không đành lòng. Tối hôm ấy, tôi trằn trọc trong chỗ nằm
của mình, với cảm giác bâng khuâng khó tả....
Tôi nghĩ mình không phải là một đứa
con ngoan ngoãn. Tôi
có tuổi nhỏ ngỗ nghịch
và ở trong xóm là đứa đầu
têu cho những
chuyện nghịch phá. Lớn lên, lại không cố gắng
học đại
học như anh tôi hoặc đứa
em tôi mà lại đi lính. Trong khi mẹ tôi thì chủ trương dù nghèo thế nào chăng nữa các con bà cũng phải học cho đến
khi không còn cố gắng được nữa dù bà là một
người ít học. Năm mẫu thân cha tôi mất,
rồi nhà bị cháy, nhưng mẹ tôi vẫn cố gắng
xây dựng lại với một
nỗ lực
vô biên.
Cuộc đời mẹ tôi, trải qua nhiều khó khăn nhiều lo toan
khổ cực và với đàn con như một con gà mẹ luôn xòe cánh ra che chở và chống đỡ lại những nghiệt ngã của cuộc đời.
Mẹ hay kể lại những năm đói hay những cuộc chạy loạn trong
cuộc đời mình. Bà vẫn nhớ những người đã cưu mang giúp đỡ đến nỗi mấy đứa con khi nghe một câu đầu đã tiếp theo ngay câu thứ hai, và bà cười nhưng vẫn tiếp tục cái câu chuyện đã quá quen thuộc ấy. Bà nhắc đến khi chạy loạn, ghé vào chùa của sư cô Khoa có cây khế đã thành thức ăn thanh đạm trong nhiều ngày cho cả gia đình hay những khi bố tôi phải vào rừng kiếm gỗ đẽo guốc để bán những lúc khó khăn. Thời gian lúc đó, với bà vẫn gần gũi quen thuộc như lúc hiện giờ, sáng sớm ra chợ mở cửa hàng buôn bán như một công việc đã kéo dài năm này qua tháng khác.
Tôi đi xa rồi lại về gần, khi
làm việc ở phi trường Biên Hòa gần Sài Gòn nhưng bản tính lông bông nên ít khi ở nhà. Nhưng, bên cạnh tôi
hình như lúc nào cũng có cái bóng của mẹ tôi, nương tựa thì không đúng hẳn nhưng vẫn là một điều gì giúp đỡ ân cần. Tôi tin chắc, khi có điều gì khó khăn, sẽ có sự chia sẻ của người thân yêu nhất của mình.
Năm 1975, những phi đoàn F5 dời về phi trường Tân Sơn Nhất lúc đầu tháng tư. Và tháng chót trong đời quân ngũ của tôi là
thời gian ở đây. Tình hình lúc này nặng nề với bao nhiêu biến chuyển của đất nước. Trong đơn vị, cân chuyện hàng ngày vẫn bao quanh câu hỏi đi hay ở. Còn ở gia đình, cũng câu hỏi tương tự. Mẹ tôi vẫn một câu nói. Ðứa nào đi được thì cứ đi, đừng có lo cho người khác, nhất là những đứa có thể có những phương tiện. Bà
nói, mẹ đã có nhiều thời gian sống với bọn "họ" rồi. Khổ sở lắm... Khi sửa soạn những túi xách để ra đi, bà cứ chép miệng. Qua Mỹ rồi, làm gì có trầu mà ăn! Những miếng trầu, là cái thú vui của bà cũng như xem và
nghe các tuồng cải lương. Những miếng trầu, suốt mấy chục năm, đã thành một thói quen thân yêu không thể nào bỏ. Thế mà, vì
nghĩ đến mấy đứa con, bà quên đi cái tập quán ấy, chấp nhận ra đi...
Rốt cuộc, gần như cả gia đình tôi
di tản được năm 1975. Riêng tôi, còn nặng nợ nên kẹt lại, dù đã đi xuống phi trường Bình Thủy nhưng không thoát được phải trở về nhà. Cái giây phút phải leo vào nhà sao thê thảm. Cửa dưới bị niêm phong, nên phải leo lên lầu để vào nhà. Khi nhìn thấy vật dụng của những người thân trong nhà tôi thấy nghẹn ngào. Vật thì còn đây nhưng người thì đã đi xa. Tôi nhìn giường ngủ của mẹ, nhìn đôi dép nhung dưới sàn, nhìn ô trầu, nhìn cái áo vắt trên thành giường, tự nhiên tôi muốn òa khóc. Những lá trầu đã héo vàng, những miếng cau đã quăn queo, những vệt vôi têm đã khô bong ra, như biểu tỏ của nỗi niềm chia ly vĩnh viễn. Lúc đó tôi nghĩ chẳng bao giờ gặp lại được những người thân. Cái cảm giác tuyệt vọng làm tôi như muốn ngạt thở. Nhưng rồi vẫn phải nén cảm xúc và vẫn phải sống và thoát đi cái địa ngục đang dần hiện đến của số phần những người thua trận.
Ði tù rồi trở về Sài Gòn,
chờ đợi những chuyến vượt biên, thỉnh thoảng tôi lại đi qua để nhìn vào căn nhà thời xưa của mình cũng như sạp bán vải trong chợ Bình Tiên của mẹ ngày xưa. Cảnh vật cũng thê lương ảm đạm như người lúc đó. Buôn bán khó khăn, phiên chợ mất đi cái náo nhiệt thời xưa và người mua kẻ bán tràn ùa ra lề đường với kiểu buôn bán tạm bợ chỉ biết ngày nay mà không thể mường tượng được sinh kế của ngaỳ mai. Từ những người đàn bà buôn gánh bán bưng trên hè phố tôi lại nhớ đến mẹ tôi. Không biết bây giờ bà ra sao và đời sống thế nào? Sau này, khi nghe kể lại, khi tạm cư ở đảo Wake, mẹ tôi thường xuyên ra cầu tàu nhìn mông về phía biển và đợi một chuyến tàu ghé bến có đứa con của mình. Bà chờ đợi và chờ đợi...
Tôi vượt biển tới đảo Kuku rồi Galang năm 1980. Trong vài tháng chờ định cư, tôi đã sống những ngày tự do thật vui vẻ. Mấy đứa em gửi thư qua nói anh hãy xem thời gian hiện tại như là đi nghỉ hè, qua đây sẽ làm việc học hành đến không kịp thở.
Ðến Mỹ, sau một thời gian ngắn tôi lao vào cuộc sống mới. Vừa học vừa làm, với cái tâm
tư cố gắng bây giờ cho ngày mai. Mẹ tôi hàng ngày thúc đẩy, ráng học cho có
một cái nghề. Ở đây mà lông bông không nghề nghiệp không bằng cấp thì khổ lắm. Không
phải với riêng tôi mà cả với mấy đứa cháu nội, cháu ngoại bà cũng khuyên nhủ như thế. Gia đình mình không có gia tài cha ông để lại, thì phải gắng học để có của cải cho riêng mình. Có lúc có mấy người bạn rủ tôi mở tiệm furniture, lúc ấy làm ăn rất dễ dàng mà vốn liếng chẳng bao nhiêu. Nhưng mẹ tôi cản, nói học phải là công việc chính để chừng nào xong sẽ tính sau.
Mỗi buổi sáng sớm mẹ tôi dậy sớm sửa soạn bữa ăn sáng
cho tôi và mấy đứa cháu cũng như bới cơm mang đến trường. Trên bàn ăn là một dãy năm cạp lồng cơm để thứ tự và món ăn thay đổi ngon lành. Kết quả là bây giờ, mấy chú cháu, cậu cháu đều tốt nghiệp hậu đại hoc và đều có công ăn việc làm tốt. Và, như thế mẹ tôi hài lòng lắm.
Thời gian qua đi tôi lập gia đình và mẹ tôi già
thêm và sức khỏe cũng dần giảm sút. Một điều không may là suốt trong hơn chục năm sau cùng mẹ tôi bị bệnh đau nhức hành hạ. Mà nguyên nhân thật vô duyên. Mẹ tôi bị bệnh mà người mình gọi là bệnh "dời leo". Nếu chữa trị đàng hoàng thì có lẽ không bị hậu quả như thế. Ðằng này ông bác sĩ gia đình mà cũng là một nhà văn có viết lách, lại khám bệnh sai và
cho là bị phản ứng thuốc. Ông ta còn có những chuyện mà tôi
gọi là vô trách nhiệm, khi mẹ tôi phải vào bệnh viện ban đêm, gọi ông ta thì ông bịt mũi cho khác giọng và trả lời không có nhà. Với một người có quen biết mà cư xử như thế thì thật là hết ý kiến...
Nhưng cũng có những người giúp đỡ thật chân tình. Như bác sĩ Phạm Gia Cổn đã dùng phương pháp đặc biệt để chữa đau mà không tính đến tiền bạc và ông hẹn lúc sáng sớm ở một văn phòng của một người bạn bác sĩ khác. Lúc nào ông đến sớm trước hẹn và trước sự áy náy của tôi ông vỗ vai: "không phải vì tôi quen biết với cậu mà đối xử thế này mà với tất cả bệnh nhân tôi đều cư xử như thế..." Hay như bác sĩ Bích Liên, cũng thường xuyên ghé đến thăm nom khi mẹ tôi nằm trong bệnh viện. Hay bác Lê Mộng Ngọ, một trưởng hướng đạo và một nhà giáo dục và cũng là một bậc thầy về châm cứu đã chữa trị cho mẹ tôi cả năm với cả sự tận tâm và thân ái. Những ân tình ấy, riêng
tôi và cả đại gia đình không thể nào quên.
Và rồi hôm nay, trong ký ức, lại hiện về những hình ảnh cũ, những xúc cảm xưa.
Tháng tám ở Cali năm nay trời cực nóng. Ðất trời hình như cũng xao
xuyến vì những nỗi niềm nào. Trong dòng nhân sinh trôi đi, chuyện hiện tại và tương
lai hay hiện tại bị xóa nhòa trộn lẫn vào nhau trong vòng quay siêu tốc của đổi thay dời đổi. Nhưng, có một điều, tâm cảm con người không đổi và lúc nào cũng bàng bạc ẩn giấu những nỗi nhớ thương...
Tháng tám, trời nóng và khô. Một ngày chủ nhật, tôi đến chùa nghe kinh và đọc kinh. Có lẽ, ở đời sống này, tôi đã lờ mờ thấy những
gì gọi là tạm bợ.
Hình như, tôi có cảm giác rằng
những ngày bây giờ chỉ là bắt đầu cho một
chu kỳ dù rằng bây giờ tôi đã qua tuổi năm
mươi để đến tuổi
sáu mươi. Sinh lão bệnh tử,
một vòng tròn kín, có phải? Và, có ai hiểu được lẽ thành trụ hoại không?
Hôm nay, có một cô bé hỏi
tôi. Chú cài bông hồng mầu gì? Và tôi trả lời.
Mầu trắng. Một
cách phản xạ. Nhớ lại vành khăn trắng,
mùi nhang khói, đôi mắt nhắm lại
của mẹ ngày nào, tất cả làm tôi như hụt hẫng.
Ðọc những câu kinh, nhìn lên bàn thờ Phật, để trấn
tĩnh lại. Ðôi mắt
Ðức Phật, như có chút gì xẻ chia, như có chút gì an ủi. Mẹ tôi đã đi xa. Bây giờ, hết
rồi, không còn nụ cười móm mém, mắt cũng
cười theo khi nhìn con cháu. Bây giờ hết rồi
không còn những chuyện kể ngày xưa lúc ở phố Lạng
Sơn hay ở làng Phù Lưu.
Bây giờ, mẹ đang
nằm trong lòng đất xứ người. Và biết đâu, ở cõi âm phần đó mẹ trở về lại quê hương, để ghé thăm
ngôi nhà cũ, ngõ làng xưa. Biết đâu...
Tháng tám, trong tôi những cơn gió. Quỳ trước chánh điện, tôi quên đi
cái nóng nực
của thời tiết để theo cánh gió như cánh buồm của lời kinh dẫn
dắt suy nghĩ của
tôi đến
một nơi chốn
mà có lẽ đã xa vời mà sao gần gũi. Ðời
sống có lúc sao ngắn ngủi. Nhớ lại
cả cuộc đời
của mẹ, hình như không bao giờ nghĩ đến
bản thân mình. Khi còn trẻ, vì chồng. Khi góa bụa, vì con. Những lúc ngặt nghèo, bao giờ cũng
giang tay ra chịu
hết nhọc nhằn cho con cho cháu. Sống ở xứ người cũng như khi sống ở quê nhà, nỗi
vui của con cũng là nỗi vui của mẹ và cái đau
xót của cháu con cũng là cái xót đau
của bà...
Có một lúc nào như khi trong trại cải tạo
nghe bài "Lòng mẹ"
tưởng không bao giờ gặp
lại khi mẹ tôi đã di tản vào những ngày tháng tư năm
1975. Hay như bây giờ nghe bài "Bông
hồng cài áo" để thấy trong dạ thổn thức. Lúc ở nghĩa trang, nhìn những
con chim sáo đen
mổ những hạt
cơm cúng, tự nhiên tưởng tượng đến những
ngã đường
nào mù mịt trong cõi âm phần. Ra đi hay trở về,
hiện tại không xác định được.
Nhưng chỉ mường
tượng một điều cuộc sống sẽ còn dài, chẳng
phải ngày một ngày hai mà chấm dứt...
Có một bài thơ, đọc
lại như một
hơi thở dài, bâng khuâng...
Tháng tám những ngọn gió trở về.
Những ngọn gió từ thung lũng hoang sơ
Khi thành phố dòn những mái nhà khô cong rêu xám
Mưa đời
ôi đánh thức tôi
Làm một bài thơ nhớ mẹ.
Tự hỏi
mình
Có chuyến xe nào ra đi không về
Như chiếc xe tang mầu trắng hôm đó.
Cỏ có bao giờ rạp
dưới
gót giày
Khi nắng nhuộm vàng những cụm mây
Và nước mắt như dòng sông mùa hạn
Kiếm một góc khuất
Ðể khóc thỏa thuê
Sao cạn khô tuyến lệ
Có nỗi đau
nào từ ngực trái
Ðến tận đỉnh đầu
như cơn buốt thịt da
Ta đứng vững hai chân
Sao nghe mặt đất
rung lên từng
chập
Không phải cơn địa
chấn
Hãy hỏi ký ức ta?
Hãy hỏi ký ức ta
Những ngày xưa đã
cũ
Bước chân nào ghé qua
Phận đời
ai tạm
trú
Hãy hỏi trong lòng ta
Có bao giờ nhỏ lệ
Ta có biết tuổi già
Như mặt
trời bóng xế.
Hãy hỏi góc hồn ta
Dấu những gì nuối tiếc
Hỏi ta, hỏi chính ta
Ðến bao giờ vĩnh
biệt
Viết về mẹ.
Một đề tài với tôi đã ấp ủ từ bao nhiêu lâu, tưởng
khi bắt đầu thì sẽ câu tiếp câu, chữ tiếp chữ ào ào dễ dàng. Thế mà, tôi vẫn ngồi loay hoay, đánh vật với chữ nghĩa. Có những nỗi đau,
tôi không muốn
ngồi nhai lại. Có những hối tiếc, tôi muốn quên đi. Tự hỏi
mình có bao giờ làm cho mẹ buồn chưa thì câu trả lời
một cách thành thực là rất nhiều. Ðứa con ngỗ nghịch cứng đầu, chính tôi. Ðứa
con sau những
trầm bổng cuộc đời mới hiểu được thế nào là tình thương người mẹ. Nhưng
khi nhìn mẹ nằm thiêm thiếp ở giường bệnh của nhà thương, tôi thấy lo, thấy buồn mà bất lực không làm gì được.
Ðời sống cứ thế cuốn trôi đi, chuyện phải đến đã đến.
Có sinh có tử thì phải có luân hồi, câu kinh ấy đã đọc bao lần mà vẫn ngậm ngùi...
Hôm nay ở chùa đông ngợp những người. Ngày xưa Ðức Mục
Kiền Liên trả hiếu cho mẹ thì bây giờ những người con tưởng nhớ đến
mẹ cha. Những nụ hồng được
gắn lên trên áo...
Tôi trở lại
nghĩa trang
Con đường Bolsa ngoài kia
náo nhiệt
Mà ở đây.
Trên bãi cỏ xanh
Những chú sáo đen vẫn ngơ ngác trên bia mộ.
Ở trong lòng đất
Hình như tiếng hát cất
lên.
Không phải tiếng chú dế ngày xưa
Cũng chẳng phải
tiếng dương cầm buổi tối Sài gòn
Có phải tiếng nhạc chiêu hồn trong đêm khuya bệnh viện.
Không phải không phải đâu!
Chỉ là âm thanh đồng vọng của những tháng ngày nào
Mẹ ngồi nhìn ra mặt đường
Bất động
Khi giọt nắng ban trưa
rót vào ô cửa
kính.
Hình như có bước chân
Rất nhẹ.
Như tiếng gió thì thầm.
Những cơn gió tháng tám. Thổi về từ tháng bảy âm lịch mưa dầm sùi sụt
quê nhà. Có nỗi
buồn nào như những chiếc
lá khô rụng rơi theo chiều gió. Ở Cali, trời vẫn nóng. Không có ai mặc
giùm mầu áo xanh để nhớ lại
những cổng chùa gió bay lồng lộng quê nhà. Và mầu hoa hồng, dù đỏ hay trắng vẫn bát ngát tình thương và nhắc nhở đến
từ nhịp đập
trái tim của
những người xa xứ.
Những cơn gió tháng tám. Ơi những cơn gió gửi vào trí nhớ tôi những giọt lệ. Những
giọt lệ mà có lúc tôi đã
gói kín vao cảm
xúc. Làm sao trong cái nghẹn
ngào riêng mình thấy
mình như ấu thơ giữa những
gian truân đã
trải qua. Lạ lùng làm sao thấy mình quá đơn côi trên con đường sẽ phải đi đến và đi qua của cuộc đời....
=END=
8- Truyện Ngắn Trong Nước
- 23-26
Ðỗ Hải Yến
- Bây giờ, em bắt đầu hỏi anh. Anh chỉ có nhiệm vụ trả lời tất cả những câu hỏi một cách chính xác và nghiêm túc.
- Ừ!
- Tốt. Chúng ta bắt đầu nhé!
- Năm nay anh bao nhiêu tuổi?
- Còn em?
- Vậy anh nhỏ hơn em bao
nhiêu? Chính xác là bao nhiêu?
- Anh không biết.
- Anh không trừ được từng tháng hả?
- Ừm... m...
hình như là ba mươi.
- Ðúng. Ba mươi tháng. Vậy tức là, khi em vào lớp mầm, anh chỉ mới chào đời. Khi em vào lớp một, anh vẫn còn ôm bình sữa. Khi em bắt đầu dậy thì, anh chỉ là cậu bé chưa biết chạy xe đạp. Khi em vào đại học, bắt đầu biết yêu, nếu anh không bị ở lại lớp, anh sẽ là cậu học sinh cấp ba, râu lún phún...
- Và khi em tốt nghiệp đại học thì anh chỉ mới là thằng sinh viên năm nhất (nếu không ở lại lớp) và mặt mày ngơ ngáo chứ gì?
- Chính xác. Ðiều đó có nghĩa, khi em bắt đầu kiếm được tiền, chi tiêu thoải mái theo ý mình thì anh vẫn còn xòe tay xin tiền bố mẹ. Anh vẫn phải đi thưa về trình, thậm chí chẳng thể khao bạn gái một bữa ngon lành bằng tiền của chính mình.
- Thế thì sao?
- Thì vậy đó! Tiếp tục, anh đã yêu bao
nhiêu lần, tính đến thời điểm gặp em?
- Ðấy có phải là
thành tích đâu mà báo với cáo...
- Tất nhiên, em có bảo anh báo
cáo đâu. Em chỉ kêu anh nhẩm tính thôi mà...
- Ừ, nhiều hơn một.
- Thôi nào, anh. Nghiêm túc và chính xác hơn. Không
nhớ à?
- Ừ, ba.
- Tính luôn cả em?
- Em nữa là bốn.
- Ừm... em nghĩ phải nhiều hơn chứ!
-...
- Còn em, tính đến thời điểm gặp anh, em đếm được hai, kể cả anh!
- Em lại định nhắc đến người kia à?
- Không, em chỉ đang tính. Anh yêu nhiều hơn em dù anh nhỏ hơn em ba mươi tháng nhưng có bao giờ anh nghĩ sẽ yêu một người lớn tuổi hơn mình không?
- Chưa nghĩ chứ không phải là không bao giờ... À, mà có đấy. Anh yêu cô giáo hồi lớp một. Cô ấy rất xinh, dịu dàng!
- Anh thôi đi. Nghe đây, nếu chưa nghĩ đến sao lúc gặp em và biết em lớn hơn ba tuổi, anh vẫn cứ yêu, hả?
- Ơ, em hỏi kỳ cục! Anh biết đấy, biết hết đấy. Rồi sao nào? Ai cấm anh yêu?
- Không ai cấm nhưng anh đã nói dối em, nói dối một cách trắng trợn và như thật.
- Anh xin lỗi rồi. Rắc rối. Biết thế anh đã không
nói với em.
- Nè, anh quên là sự thành thật bao giờ cũng đáng quý hơn à?
- Anh chẳng biết, chỉ thấy trong
trường hợp này, tác dụng ngược lại.
- Anh nghe đây, em năm nay hai
sáu. Em vừa trải qua mối tình đầy thương tích. Em bị người ta bỏ rơi... Người ta chẳng quan tâm đến tình yêu mà em chắt chiu cho họ. Họ đạp bỏ hết. Họ không cần biết em sống ra sao sau khi vứt em qua một bên. Anh có biết, em đã phải vất vả, phải sống những ngày
thế nào không? Em tan nát và bi lụy. Họ chạy theo một con bé
bằng tuổi anh. Em cũng từng trẻ trung như con bé ấy nhưng bây giờ em khác rồi, em đã là phụ nữ. Một phụ nữ thành đạt. Anh hiểu không? Em đủ điều kiện để mơ ước một người chồng giàu có, giỏi giang. Một người chồng chứ không phải một thằng chồng. Em cần một người chồng để yêu thương, để dạy em, để làm thay đổi hàng đống khuyết điểm trong con người em chứ không phải một cậu bé chỉ biết yêu và tận hưởng. Anh hiểu không?!
- Anh vẫn đang nghe dù chưa hiểu hết... Nhưng em cứ nói...
- Em nói rồi. Hai năm nữa em sẽ lấy chồng. Trễ lắm cũng chỉ ba năm. Em sẽ lấy chồng. Em
không phải đóng vai
phụ nữ thành đạt. Em không cần chiếc ghế giám đốc. Em muốn làm vợ, làm mẹ. Em sẽ sinh con, ít nhất là ba đứa. Em sẽ nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa đợi chồng về. Thời gian rảnh rỗi em sẽ viết văn. Anh biết không? Em sẽ viết loại tác phẩm best seller ấy. Người ta sẽ nhắc đến em như một phụ nữ mẫu mực, đảm đang và trầm lắng.
- Em có nhầm không? Trầm lắng gì khi
em cứ muốn tác phẩm của mình sẽ best seller? Mà này, em không định đi làm à?
Thế mục tiêu mua nhà đẹp đâu rồi?
- Ừ, em sẽ mua nhà
trong hai năm nữa. Sau đó, em chẳng việc gì phải lao vào kiếm tiền.
- Nghe hay nhỉ? Nếu thế, ngay từ bây giờ em làm ơn đừng đi spa mỗi tuần, đừng làm đẹp bằng mặt nạ đắt tiền, cũng đừng shopping tùy hứng, đừng tiệc tùng bù khú, đừng biếu tặng, đừng đi nhà hàng sang..., may ra hai năm nữa em sẽ mua được một phần tư căn nhà trong một con hẻm ở quận ngoại thành nào đó...
- Anh nói hay ghê!
- Chứ không phải như vậy sao?
Này, em đừng nhắc những chuyện như thế được không?
- Anh không thích nghe chứ gì! Vì
anh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ yêu một bà chị lớn hơn ba tuổi. Anh chưa chuẩn bị tâm lý để đối phó với việc này. Cho nên, nếu bố mẹ anh ngăn cản, anh sẽ ba chân bốn cẳng chạy mất.
- Em nghĩ vậy thật sao?
Ðúng, rõ ràng anh chưa chuẩn bị nhưng đâu có nghĩa anh
không biết cách giải quyết.
- Vậy anh trả lời đi. Nếu hai năm nữa em lấy chồng, mà chắc chắn ông chồng ấy không
phải anh, vậy em còn yêu anh để làm gì?
- Em hỏi hay thật. Anh chịu, không
biết trả lời thế nào.
- Anh đừng khen em bằng giọng đó. Bây giờ em cho
anh một số option, anh chọn nhé.
- Lại còn vậy nữa. Sao em
nhiều trò thế?
- Anh nghe này. Một là chúng ta chia tay. Hai, tiếp tục yêu và cưới nhau trong hai năm nữa. Ba, cứ yêu nhau nhưng hai năm nữa em sẽ lấy chồng, còn anh thế nào mặc kệ. Tùy anh chọn.
- Ôi trời, em nghĩ hay thật. Vậy em chọn option
nào?
- Em chọn option thứ nhất.
- Trả lời nhanh quá. Em chuẩn bị từ khi nào
vậy?
- Chẳng chuẩn bị gì hết, tự nhiên
thôi. Còn anh?
- Anh chọn option hai phẩy năm. Em chọn option
một, cộng lại là ba phẩy năm, không có trường hợp đó, nên thôi vậy.
- Anh thật buồn cười! Ở đâu ra cái kiểu đó hả?
- Nếu em tự nghĩ ra được thì anh cũng làm được. Ðơn giản mà!
- Chuyện này không đơn
giản đâu. Em chưa bao giờ nghĩ sẽ yêu một người nhỏ hơn mình ba tuổi.
- Yêu một người nhỏ hơn ba tuổi? Anh nghĩ em chưa hề tưởng tượng sẽ ngủ chung với một thằng nhỏ hơn ba tuổi chứ?
- Anh dám ăn nói vậy hả?
-Thôi nào... Anh đùa. Thế không phải chúng
ta đã cùng làm điều đó? Một mình anh sao làm được?
- Ừ, đúng. Cả hai đã cùng làm. Thì sao?
Anh quên nó đi. Em chẳng nhớ gì dù nó vừa xảy ra hôm qua. Và anh cũng quên luôn khái niệm tình
yêu chiếm năm phần, tình dục chiếm bốn phần rưỡi, nửa phần còn lại dùng để dự trữ...
- Ðược thôi. Thế em cho
là phải yêu mấy phần? Còn tình dục, em bỏ đi đâu? Nếu thiếu nó em sẽ vẫn sống vui vẻ, vẫn sinh ra những đứa con khỏe mạnh?
- Con của em có khỏe mạnh hay
không chẳng liên quan gì đến tình dục của bố mẹ nó.
- Thôi đi. Cái tình yêu mà em nói, chỉ có trong
sách vở. À, như quyển sách Ðiều kỳ diệu của tình yêu em tặng anh, anh đọc cả rồi. Chưa bao giờ anh kiên nhẫn đọc sách nhưng vì của em tặng nên anh cố đọc. Em có biết tình yêu trong cuốn sách này thế nào
không? Nó đẹp dã man, anh nói thật đấy! Ðẹp đến nỗi anh tìm mãi mà chẳng thấy mình
trong đó. Thế còn em? Em nhìn thấy tình yêu của em
trong đó à?
- Không! Em không thấy. Vì
không thấy nên em mới mơ ước sẽ có một tình yêu như vậy...
- Vậy có phải cái thứ tình yêu
thực tế chẳng hề giống tí gì với cuốn sách này, đúng không?
- Nếu không có, người ta lấy đâu ra để viết cho anh đọc... Mà cũng có thể anh nói đúng. Thứ tình yêu em có chỉ là sự phụ rẫy, gian dối, manh mún và tệ hại.
- Thôi, em đừng nhắc điều đó nữa. Em có
biết, con bạn gái đầu tiên của anh đã trù anh thế nào không? Nó trù anh sẽ không có con trai. Nó bảo, nếu anh
không lấy nó thì cả đời anh chẳng có đến một thằng con để bưng nhang đèn...
- Vậy có nghĩa, nếu em lấy anh, em cũng không
thể có con trai à?
- Ừ. Nếu lời trù rủa linh
nghiệm.
- Sao như vậy được? Chẳng lẽ dù em và anh có hợp nhau thế nào thì cũng không thể có con trai? Phi lý quá!
- Ai biết được. Nhưng ý anh
là, tình yêu trên thực tế rất trần trụi, chẳng có nguyên tắc nào, luật lệ nào. Vậy em cứ săm soi tình yêu của chúng ta để làm gì? So sánh tuổi tác của em và
anh để làm gì, nếu chúng ta yêu?
- Vậy có nghĩa là, anh
khẳng định chúng ta yêu nhau?
- Vậy theo em, gọi là gì nếu không gọi là yêu
nhau?
- Em thì lại nghĩ, chúng
ta đang tận hưởng nhau. Anh không thấy vậy sao?
- Thế nào là tận hưởng nhau?
- Thôi, không nói về vấn đề này nữa. Em tự tìm ra cách giải quyết rồi. Em out đây.
- Khoan đã. Anh hỏi em điều này!
- Thì anh hỏi đi!
- Tháng này... em ổn chứ?
- Anh chỉ hỏi riêng
tháng này thôi hả? Tính từ khi em gặp anh, đúng không?
- Em, mỗi lần nói đến điều gì em đều phải làm cho phức tạp lên thì mới dễ chịu sao?
- Em lại nghĩ mình
không như vậy. Rõ ràng, em vẫn ổn từ trước khi gặp anh. Tháng nào em cũng tốn ít tiền mua Kotex nhưng tháng
này có vẻ như ngoại lệ. Nếu ba ngày nữa vẫn không thấy, có nghĩa... có gì đó bất thường rồi còn gì...
- Em đừng nói vậy. Ðó cũng là
chuyện bình thường, bình thường như việc anh yêu em, dù em có hơn anh bao nhiêu tuổi chăng nữa...
- Thôi em mệt rồi, em out đây. Cứ để mọi chuyện xảy ra đúng như những gì cần xảy ra.
***
- Anh, em vừa đi ngang một tiệm bán áo
bầu, đẹp thật!
- Này, em ổn đấy chứ? Không thể nói chuyện một cách bình thường được à?
***
- Anh, em vừa đi ngang
trung tâm siêu âm phụ sản, vắng hoe...
- Ôi, em...
- Anh, em không thể yêu kiểu này.
Vài tháng nữa, kết thúc dự án, em sẽ về Sài Gòn, cuộc sống của em sẽ tiếp tục. Anh vẫn là con của bố mẹ anh, vẫn là loại con trai Hà thành. Anh vẫn cứ kiêu ngạo, chải chuốt, hào
hoa, ngông cuồng và lại yêu như chưa từng có em trong đời. Em sẽ về nơi chốn của em và tìm một công việc ít tổn hại đến tinh thần. Em sẽ sống cuộc sống bình thường, tìm một người chồng bình thường...
- Em nhắn tin dài quá, anh đọc rất mệt. Ngắn gọn thôi. Ðợi gặp nhau, mình sẽ nói nhiều. Em đừng vội quyết định điều gì.
- Anh, em muốn đi ngoại thành bằng Vespa,
chiếc Vespa vàng anh đã chở em hai mươi mốt lần kể từ ngày chúng ta gặp và yêu ngay sau đó. Em sẽ mặc váy trắng, áo dây trắng, áo khoác trắng, mũ rộng vành trắng. Còn anh, sẽ mặc ka ki màu bò, sơ mi trắng mềm rủ cùng với giày tây trắng. Mình sẽ nằm trên cỏ. Em sẽ hát anh nghe và mình sẽ nói đủ thứ chuyện trên đời, về tương lai và những đứa con. Anh sẽ hôn em chứ? Hôn thật sâu, thật dài như nụ hôn đầu tiên anh đã hôn. Khi ấy chúng ta ngồi trên Vespa và anh đã quay người ra sau hôn em nụ hôn rất kêu mặc cho đường phố Hà Nội đông kịt. Nụ hôn đó hẳn anh đã tích góp sau bao mối tình, còn em, em sẽ hôn anh
bằng nụ hôn thần thánh, biến anh thành người đàn ông thực thụ, không phải cậu bé hai mươi ba với một quá khứ yêu đương rách mướp. Anh có tin sẽ làm tâm hồn em lành lặn như trước khi em yêu người đó không? Anh có thể chữa lành vết thương mà người đó đã khắc sâu vào tâm trí em không? Ðồ tồi, bỉ ổi...
***
Cuối cùng, cô cũng về. Ðầu tiên,
cô trở về căn phòng của mình. Căn phòng vỏn vẹn hai mươi mét vuông đủ kê một cái tủ, một tấm nệm và một giá sách. Buổi sáng đó, sau khi kết thúc chuyến công tác dài ngày, cô nhớ mình đã mang đi khá nhiều thứ từ nơi mình đến. Cô mang theo tấm bùa An đã xin trong một lần ghé thăm chùa Hương, một bức ảnh chụp nghiêng gương mặt cô đang nhìn ra hồ một sáng chủ nhật hanh gió. Ðó là bức ảnh An chụp bằng điện thoại và dùng
phần mềm biến cô thành thiếu nữ thời xưa với gam màu trắng đen gợi cảm. Còn một thứ nữa, cô buộc phải mang theo, đó là An. Người đàn ông nhỏ hơn cô ba mươi tháng với màu mắt nâu, tóc thẳng, sóng mũi ngang và cái miệng luôn tươi cười.
Hình như, trí nhớ cô không đủ để ghi nhận nhiều hơn thế. Nó không thể nhớ nhiều hơn một buổi tối, An đã cho cô cảm giác trở thành đàn bà lần thứ hai trong đời. Cô nhớ mồn một hình ảnh Huy dù người nằm lên người cô là An với vóc dáng và những rung cảm hoàn toàn khác. Cô không hiểu vì sao hình ảnh người đàn ông đầu đời vẫn cứ nằm trong trí nhớ mình dù có nhiều thứ thay thế, giành chỗ.
Cô chỉ là đàn bà, như sương sớm. Cô ngưng tụ và bốc hơi. Có thể An lại nói cô ngông dù cô đã sống nhiều hơn An ba mươi tháng. Ðã bao lần cô nghĩ, An chỉ là một cậu bé mới lớn, sẽ chẳng bao giờ An hiểu được những ngóc ngách trong con người cô, và rồi mọi thứ gút mắc mà cô thường dồn nén sẽ vẫn đâu vào đấy. Cả An cũng thế. Rồi An sẽ chẳng còn nhớ gì đến cô, người đã bám An để cố tạo những xúc cảm thay thế sự phụ rẫy, ruồng bỏ mà cô đang gánh chịu.
Hóa ra, cô phung phí bản thân, hào sảng ban phát cho An những rung động chai mòn,
với những tiếng kêu phấn khích, chỉ vì cô vẫn khao khát Huy, người đàn ông đã biến cô thành đàn bà ở tuổi hai mươi ba trong trẻo, và sau đó bỏ rơi cô giữa đường.
Rồi cô sẽ quên, Huy đã quên và An cũng quên. Tất cả họ sẽ chẳng ai còn giữ lại điều gì sau khi gột rửa tấm thân nhầy nhụa thời tuổi trẻ. Cô cũng sẽ làm vợ, làm mẹ như mong muốn. Cả Huy và An sẽ trở thành chồng một thiếu nữ giản dị trắng trong nào đó, không phải người đàn bà với bao xúc cảm phiền toái luôn làm cho mọi thứ phức tạp lên...
***
Nếu An du học và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp, khi cô thành mẹ, có lẽ An cũng lấy được bằng MBA.
Còn Huy... Huy đã tan theo gió, tan theo gió... ngay từ khoảnh khắc cô biết mình không còn yêu...
Ð.H.Y
=END=
**********************************